Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Q


Quả Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Hoa Kỳ. Thọ giới Sa Di Ni ngày 18 tháng 05 năm 2000 tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp tự Chân Quả Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bông Sứ. Là đệ tử thứ 103 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Quả Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Quán (phép tu) Xem chỉ quán.
Quán chiếu (thuật ngữ) Sử dụng năng lượng của chánh niệm và chánh định để nhìn sâu vào đối tượng thiền tập. Tiếng Phạn là Vipassyana, dịch là quán. (Xem nhìn sâu).
Quán Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1981, tập sự xuất gia năm 2006 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (26 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Ngọc, pháp tự Chân Quán Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 409 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Quán Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Quán niệm (thuật ngữ) Niệm có nghĩa là duy trì ý thức về một đối tượng. Quán là đi sâu vào lòng đối tượng ấy để mà thẩm sát. 
 
Quán niệm trước buổi họp (phép tu) Một phép thực tập ở Làng Mai, được vị chủ tọa đọc lên trước các buổi họp chúng tỳ kheo (ni) hay các buổi họp giáo thọ để đại chúng cùng thực tập trong suốt buổi họp. Nội dung: “Lạy Bụt, lạy Tổ, chúng con xin nguyện họp buổi họp hôm nay trong tinh thần Ý Hòa Đồng Duyệt và Kiến Hòa Đồng Giải. Nguyện sử dụng ái ngữ và đế thính để buổi họp đưa lại kết quả tốt đẹp nhất làm phẩm vật cúng dường Tam Bảo. Chúng con nguyện không ngần ngại chia sẻ cái thấy và tuệ giác của chúng con, nhưng chúng con cũng nguyện sẽ không mở lời nếu chúng con nhận thấy trong tâm còn có tâm hành bực bội. Chúng con quyết tâm không để cho sự căng thẳng xảy ra trong buổi họp, và lỡ nếu trong số chúng con có người nhận thấy có sự căng thẳng, chúng con xin lập tức ngừng lại để sám hối tại chỗ và trả lại cho đại chúng không khí Ý Hòa Đồng Duyệt.”
Quán niệm trước buổi soi sáng (phép tu) Một phép thực tập ở Làng Mai, được đọc lên trước mỗi buổi soi sáng để đại chúng cùng thực tập. Nội dung như sau: “Lạy Bụt, lạy Tổ, hôm nay chúng con thực tập soi sáng cho các sư anh/sư chị và sư em của chúng con. Chúng con biết tất cả chúng con đều là những thành phần của cùng một tăng thân, tất cả chúng con đều là xương thịt của cùng một tăng thân. Vì vậy chúng con ý thức rằng soi sáng cho bất cứ ai trong tăng thân cũng là tự soi sáng cho chính mình. Chúng con nguyện sẽ đem hết tình thương và sự hiểu biết của chúng con để thực tập công việc soi sáng. Chúng con nguyện tất cả những gì chúng con nói ra đều phát sinh từ thiện ý muốn đi tới một cái thấy chính xác về đối tượng soi sáng và cống hiến cho đương sự những đề nghị thực tập thực tế để có thể đưa tới những chuyển hóa tốt đẹp cho đối tượng soi sáng. Chúng con nguyện cố gắng không để cho sự buồn giận và những thành kiến làm sai lệch cái thấy của chúng con. Chúng con nguyện bất cứ một lời nói nào của chúng con cũng đều phát xuất từ tình thương. Chúng con biết trong khi soi sáng cho một thành phần của tăng thân, chúng con cũng đang soi sáng cho bản thân chúng con, vì vậy việc thực tập soi sáng cũng đem lợi lạc cho bản thân của mỗi chúng con. Lạy Bụt và Chư Tổ gia hộ cho chúng con để buổi thực tập soi sáng này được thành công viên mãn.”
Quán niệm trước khi tụng kinh (phép tu) Một phép thực tập ở Làng Mai, được đọc lên trước khi quí thầy quí sư cô bắt đầu thời tụng kinh trước pháp thoại ngày quán niệm để đại chúng cùng thực tập. Nội dung như sau: 
 1. Xin đại chúng trở về với hơi thở và để cho năng lượng chánh niệm tập thể đưa chúng ta về với nhau như một cơ thể, đi như một dòng sông, không còn cách biệt.  
2. Xin đại chúng tất cả đều thở như một cơ thể, xướng tụng như một người, lắng nghe như một người, và vượt thoát biên giới ngã chấp, phá bỏ mặc cảm hơn người, thua người và bằng người.
Quang Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Pháp, thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 10 năm 1998 (23 tuổi) tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp tự Chân Quang Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sung. Là đệ tử thứ 78 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Quang Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. 
 
Quảng Độ (tên gọi) Thượng tọa Thích Quảng Độ. Một vị giáo thọ xuất gia nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng như sau: 
 Quảng văn bác lãm hạ công phu. 
Độ thoát quần mê chí đại từ. 
Quê hương tháp cổ hồ sen thắm. 
Nhiệm màu khúc hát nối lời thơ.
Quảng Hiếu Đường (điện đường) Nhà thờ các quan thái giám và hương linh bổn đạo tại tổ đình Từ Hiếu.
Quảng Hòa (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam, được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1996 trong đại giới đàn Nến Ngọc với bài kệ truyền đăng như sau:  
Quảng đại thần thông trong nếp áo. 
Hòa quang tiếp độ có cơ thần. 
Thu phóng một khi đà nắm vững. 
Ngồi trong tự tại dứt trầm luân.
Quảng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1990, tập sự xuất gia năm 2005 (15 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 1 năm 2006 (16 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Lệ Hòa, pháp tự Chân Quảng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồng Giòn. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 357 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Quảng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Quảng Thuận (tên gọi) Thượng tọa Thích Quảng Thuận. Một vị giáo thọ xuất gia nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng như sau: 
 Pháp môn màu nhiệm Quảng khai. 
Trí bi tùy Thuận độ đời trầm luân. 
Nước non trình báo tin mừng.
 Hoa đào vẫn thắm, sóng tùng vẫn xao.
Quảng Trí (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1996 trong đại giới đàn Nến Ngọc với bài kệ truyền đăng như sau:  
Thiện duyên nhất hội tụ. 
Phước tuệ lưỡng viên dung. 
Tịnh quốc kiến thử địa. 
Cổ kim hiền thánh đồng.
Quay về nương tựa (thuật ngữ, phép tu, bài hát) 
  1. . Dịch Việt văn từ chữ Quy y, nghĩa là quay về với gốc rễ của mình, quay về nương tựa Bụt, Pháp và Tăng - vốn sẵn ở trong lòng ta. Như một đợt sóng, có lên có xuống, nhưng khi đợt sóng quay về với nước, biết mình là nước rồi thì không còn sợ hãi nữa. Quay về với bản tánh tự tâm của mình, với chân như, với giác tính là ta không còn sợ hãi. Lên cũng được, xuống cũng được, sống cũng được, chết cũng được. Không có gì thêm, không có gì bớt. Đó gọi là quay về nương tựa. Đây là một bài thực tập rất đơn giản. Bài thực tập này có thể được sử dụng trong khi ngồi thiền, đi thiền hành, làm việc, nấu cơm, ăn cơm.  
  2. Sự thực tập quay về nương tựa đích thực, không phải chỉ là một sự biểu lộ niềm tin. Quay về nương tựa Bụt, quay về nương tựa pháp, quay về nương tựa tăng. Xem Ba sự quy về nương tựa.
  3. Tên một bài hát của Làng Mai:  
    Quay về nương tựa,
    hải đảo tự thân.
    Chánh niệm là Bụt,
    soi sáng xa gần.
    Hơi thở là pháp,
    bảo hộ thân tâm.
    Năm uẩn là tăng,
    phối hợp tinh cần.
    Thở vào thở ra,
    là hoa tươi mát,
    là núi vững vàng,
    nước tĩnh lặng chiếu,
    không gian thênh thang.
Quê hương nơi này (thuật ngữ) Quê hương ở đây không có nghĩa là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta được sống thời ấu thơ, hoặc đất nước ta, mà có nghĩa là nơi mà ta tiếp xúc được với sự sống mầu nhiệm, nơi ta cảm thấy thoải mái và gần gũi tổ tiên huyết thống cũng như tổ tiên tâm linh, nơi mà ta có cảm tưởng đã về đã tới. Quê hương nơi này có nghĩa là bất cứ nơi nào ta tới, ta cũng có cảm giác như là quê hương đích thực. Địa chỉ của quê hương đích thực là tâm của người đã chấm dứt mọi rong ruổi tìm kiếm, là bây giờ và ở đây.
Sc Quế Nghiêm
Quế Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2006 (23 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (24 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Quang, pháp tự Chân Quế Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Thọ giới lớn năm 2010.  Là đệ tử thứ 400 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Quế Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Quốc Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2005 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (23 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Hà, pháp tự Chân Quốc Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 369 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Quốc Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Quy Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Bỉ, sinh năm 1949, tập sự xuất gia năm 1999 (50 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 04 tháng 12 năm 1999 (50 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tịnh Thủy, pháp tự Chân Quy Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Anh Đào. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2001. Thọ giới lớn ngày 09 tháng 01 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Nhận truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích, khi còn là cư sĩ đệ tử Tiếp Hiện của Sư Ông Làng Mai - pháp tự Chân Nguyện - với bài kệ truyền đăng:  
Chân giải ý thâm diệu. 
Nguyện phát túc siêu phương. 
Cước lập bản môn địa. Ư
ng liễu thế vô thường.  
Là đệ tử thứ 86 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Quy Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Sư cô là người phổ nhạc cho nhiều bài tụng như bài tụng Đầu Cành Dương Liễu và là tác giả của nhiều bài thiền ca của Làng như Thanh thản nẻo đi về, Cây sồi năm xưa, Từng bước chân thảnh thơi, v.v... 
 
Quy Y Địa (địa danh) Một địa điểm tại thành phố Nagpur, Ấn Độ, nơi Thầy Làng Mai đã nói pháp thoại cho khoảng nửa triệu người vào đêm ngày 8.10.2008 trong khuôn khổ chuyến đi hoằng pháp Ấn Độ. Cái tên Quy Y Địa (Diksha Bhumi) xuất phát từ sự kiện lịch sử ngày 14.10.1956, tại nơi này, tiến sĩ Baba Sahed Ambedkar cùng 380 ngàn người thuộc giai cấp cùng đinh (Dalit) đã qui y theo Bụt, tạo nên phong trào đưa đạo Bụt trở về đất Ấn. Đối với người dân Dalit, ngày Quy Y ấy được coi như là ngày Đệ Nhị Chuyển Pháp Luân.
Quý Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1977, tập sự xuất gia năm 2001 (24 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 12 tháng 2 năm 2001 (24 tuổi) tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Nguyệt Liên Vân, pháp tự Chân Quý Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trà Mi. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 2 năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Nhận truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng:  
Búp sen trân Quý ngày nào. 
Trang Nghiêm cõi tịnh vút cao lời nguyền. 
Bến bờ giải thoát bước lên. 
Độ sinh sự nghiệp vững bền từ đây. 
Là đệ tử thứ 118 của Sư Ông Làng Mai,. Sư cô Quý Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. 
 
Quyền lực đích thực (sách) Một cuốn sách do Chân Đạt chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh The Art of Power. Sách do nhà xuất bản Tri Thức ấn hành tháng 10 năm 2008 và đã nhanh chóng lọt vào danh sách 10 sách hay trong năm ở Việt Nam do báo Người Lao Động và công ty Phát hành sách Fahasa bình chọn.
Quyết Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1985, tập sự xuất gia năm 2005 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (20 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Như Phước, pháp tự Chân Quyết Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 298 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Quyết Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Quỳnh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1973, tập sự xuất gia năm 2002 (29 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 2 năm 2003 (30 tuổi) tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Quảng Từ, pháp tự Chân Quỳnh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồ Đào. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Thọ giới lớn ngày 14 tháng 1 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Là đệ tử thứ 169 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Quỳnh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Không có nhận xét nào: