Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

K


Kế Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2007 (19 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (20 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quang Tiến, pháp tự Chân Kế Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 502 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Kế Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Là chị em sinh đôi với sư cô Hữu Nghiêm.
Kệ Kiến giải (thuật ngữ) Bài kệ mà các vị tập sự giáo thọ trình lên trước Sư Ông và đại chúng trong lễ nhận truyền đăng, trình bày cái thấy và thành quả của sự tu học của mình trước khi được Sư Ông trao kệ và truyền đăng. Tiếng Anh là Insight Gatha.
Khả Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2005 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (18 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Hỷ, pháp tự Chân Khả Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 378 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khả Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Khai Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Thọ giới Sa Di Ni ngày 03 tháng 08 năm 1994 tại chùa Cam Lộ– Làng Mai, pháp tự Chân Khai Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sồi. Là đệ tử thứ 30 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khai Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Khải Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1975, tập sự xuất gia năm 2002 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 07 tháng 07 năm 2003 (28 tuổi) tại chùa Đình Quán - Hà Nội, pháp danh Tâm Quảng Nhân, pháp tự Chân Khải Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Vô Ưu. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2005 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 12 năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang. Nhận truyền đăng năm 2010 trong đại giới đàn Thủy Tiên tại Thái Lan với bài kệ truyền đăng:
Khải hoàn này khúc đoàn viên
Hoa cười ngõ hạnh trang nghiêm đón chào
Thoát vòng, tung lưới bay cao
Thong dong quê cũ, anh hào đất thiêng.
Là đệ tử thứ 185 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khải Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Khán Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2005 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 1 năm 2006 (18 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Phương, pháp tự Chân Khán Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồng Giòn. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 346 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khán Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Khanh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2005 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Bối Trì, pháp tự Chân Khanh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 304 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khanh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Khánh Hỷ (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam, thầy Ananda Maitri. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Nhịp chân Khánh Hỷ vui từng bước. Tịnh độ trần gian tự hiển bày. Sen vàng phơi cánh trong hồ biếc. Bụi hồng rừng tía cũng nơi đây.
Khánh Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1969, tập sự xuất gia năm 1997 (28 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 4 tháng 02 năm 1998 (29 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Nghiêm Nhã, pháp tự Chân Khánh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Táo. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2000. Thọ giới lớn ngày 09 tháng 12 năm 2000 trong đại giới đàn Năm 2000. Nhận truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp với bài kệ truyền đăng: Chuông vàng Khánh bạc trang Nghiêm. Dựng xây nước Bụt ngay miền nhân gian. Sông xưa bến nước bình an. Vườn xưa trúc tím hoa vàng vẫn xinh. Là đệ tử thứ 60 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khánh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Khắp Chốn Thảnh Thơi (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh, phiên tả một bài giảng của Thầy Làng Mai trong một nhà tù tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Xem Be Free Where You Are.
Khắp Trời Hoa Mai Nở (sách) Một cuốn sách trích đăng các bài viết của Thầy Làng Mai lấy từ Lá Thư Làng Mai số 26, in tại Việt Nam năm 2003.
Khế Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Campuchia, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1971, tập sự xuất gia năm 1999 (28 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 04 tháng 12 năm 1999 (28 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Peaceful Practice Of The Heart, pháp tự Chân Khế Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Anh Đào. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2002. Thọ giới lớn ngày 09 tháng 01 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Nhận truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng:  
Nâu sồng Khế hợp cơ duyên. 
Uy nghi tháp cổ trang Nghiêm nẻo về. 
Trời tâm vọng tiếng chuông khuya. 
Năm năm pháp vũ bồ đề càng xanh. 
Là đệ tử thứ 90 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khế Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Khiết Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1979, tập sự xuất gia năm 2005 (26 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (26 tuổi) tại Chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Diệu Hương, pháp tự Chân Khiết Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 252 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khiết Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Khoa Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1984, tập sự xuất gia năm 2005 (21 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (23 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Quảng Hòa, pháp tự Chân Khoa Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 417 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khoa Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Khóa tu đặc biệt (khóa tu) Những khóa tu được Tăng thân Làng Mai tổ chức dành riêng cho các giới chuyên nghiệp. Sau đây là danh sách những khóa tu đặc biệt đã tổ chức từ năm 1987. 1. Khóa tu cho Văn Nghệ Sĩ Hoa Kỳ: tại Ojai Foundation, Santa Barbara, California, Hoa Kỳ từ ngày 01 đến ngày 12 tháng 05 năm 1987. 2. Khóa tu cho Văn Nghệ Sĩ Việt Nam: tại Camp Swig, miền Nam California, Hoa Kỳ từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 05 năm 1987. 3. Khóa tu cho giới phụ trách an ninh, cho giới cảnh sát, cai tù, chưởng khế và luật sư, v.v… (tên khóa tu này là Protecting and Serving without Stress and Fear): tại Green Lake, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 08 năm 2003. Khóa tu này không có tụng kinh, bái sám, đốt hương để tránh hình thức tôn giáo, nhưng cuối khóa tu đã có rất nhiều người nhận lãnh ba quy và năm giới bằng một văn bản không có danh từ Phật giáo. 4. Khóa tu cho Dân Biểu Quốc Hội: tại Bolgen Center, gần Washington D.C. tại tiểu bang Virgina, Hoa Kỳ từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 09 năm 2003. 5. Khóa tu cho Cựu Chiến Binh: tại Omega Institute, tiểu bang New York, Hoa Kỳ từ ngày 05 đến ngày 10 tháng 06 năm 1991. 6. Khóa tu dành cho những nhà bảo vệ sinh môi: tại Ojai Foundation, Santa Barbara, tiểu bang California, Hoa Kỳ từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 03 năm 1991. 7. Khóa tu dành cho giới diễn viên điện ảnh, giám đốc sản xuất phim ảnh (Retreat for Entertainers): tại tu viện Lộc Uyển từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 03 năm 2004. 8. Khóa tu cho các nhà tâm lý trị liệu: tại Rocky Mountains, Colorado, Hoa Kỳ năm 1989; tại Pháp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 05 năm 1990; tại Đức từ ngày 02 đến ngày 04 tháng 10 năm 1992; và tại Hoa Kỳ lần thứ hai từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 10 năm 1993. 9. Khóa tu cho các nhà doanh thương: tại Làng Mai năm 1999. 10. Khóa tu cho người da màu (Colors of Compassion): tại tu viện Lộc Uyển từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 03 năm 2004, từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 9 năm 2005 và từ ngày 19 đến 23 tháng 9 năm 2007. 11. Khóa tu cho giới giáo chức: tại Oberlethe, Đức Quốc từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 5 năm 2005. 12. Khóa tu cho những người Do Thái và Palestinian: tổ chức tại Làng Mai mùa hè 2003 và những mùa hè sau đó. 13. Khóa tu cho Gia Đình Phật Tử: tại Tu Viện Kim Sơn, Watsonville, California từ ngày 27 đến ngày 28 tháng 04 năm 1991; tại chùa Vạn Hạnh, San Diego, California từ ngày 07 đến ngày 12 tháng 10 năm 1997; tại Đạo Tràng Thanh Sơn, Vermont từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 10 năm 1999. 14. Khóa tu cho giới bác sĩ, y tá, cán sự xã hội (Retreat for Helping Professionals): tại Madona Center, Watsonville, California từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 5 năm 1991; tại Luân Đôn ngày 04 tháng 07 năm 1993. 15. Đối Thoại Tôn Giáo (Religious Dialogue): tại La Casa de Maria, Santa Barbara, California từ ngày 05 đến ngày 10 tháng 04 năm 1987; và tại Tutxing Academie, Đức Quốc từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 10 năm 1991. 16. Khóa tu cho thiếu nhi: tại Karmoling, Pháp từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 4 năm 1993, tại La Casa de Maria, Santa Barbara, California, Hoa Kỳ vào tháng tư năm 1987. 17. Khóa tu cho các nhà Não Bộ Thần Kinh Học: tại Làng Mai từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 08 năm 2006.
Khóa tu hai mươi mốt ngày (khóa tu) Cứ hai năm một lần, từ ngày 01 đến ngày 21 tháng 06, tại Làng Mai lại có một khóa tu 21 ngày dành cho những vị giáo thọ xuất gia và tại gia và những thiền sinh đã có nhiều kinh nghiệm tu học. Năng lượng của các khóa tu này thường rất hùng hậu, những bài giảng dạy và công phu tu tập được có dịp đi rất sâu, hơn hẳn những khóa tu bảy ngày. (Không phải hùng hậu bằng ba mà bằng bảy lần). Khóa đầu tiên có chủ đề Kinh Niệm Xứ và Tâm lý Học Phật Giáo – Tìm Lại Tự Do (The Satipatthana Sutta and Buddhist Psychology – Reclaiming our True Freedom), được tổ chức năm 1990; khóa thứ hai có chủ đề Thiền Quán Chiếu Trong Truyền Thống Đại Thừa (Vipassana in the Mahayana tradition), được tổ chức năm 1992. Các bài giảng của khóa này đã được phiên ấn thành sách và được nhà Parallax xuất bản dưới nhan đề Cultivating the Mind of Love (nuôi dưỡng Tâm Bồ Đề); khóa thứ ba có chủ đề Trái Tim Của Bụt (The Heart of the Buddha’s Teaching), được tổ chức năm 1996, đi sâu vào Phật Pháp căn bản. Những bài giảng của khóa này đã được phiên ấn thành sách và được nhà Parallax ấn hành dưới nhan đề The Heart of the Buddha’s teaching (Trái Tim Của Bụt); khóa thứ tư (được tổ chức tại trường đại học St. Michael’s College ở tiểu bang Vermont, Hoa Kỳ) có chủ đề Con đường Giải Thoát (The Path of Emancipation), đi sâu vào sự nghiên cứu Kinh An Ban Thủ Ý tụng bản Pali. Những bài giảng của khóa tu này cũng đã được nhà xuất bản Parallax in lại thành sách dưới nhan đề The Path of Emancipation; khóa tu thứ năm có chủ đề Đôi Mắt Của Bụt (The Eyes of the Buddha), được tổ chức năm 2000 tại Làng Mai; khóa tu thứ sáu có chủ đề Bàn Tay Của Bụt (The Hand of the Buddha), được tổ chức năm 2002; khóa tu thứ bảy có chủ đề Bàn Chân Của Bụt (The Feet of The Buddha), được tổ chức năm 2004; khóa tu thứ tám có chủ đề là Hơi Thở Của Bụt (The Breath of The Buddha), được tổ chức năm 2006, đi sâu vào nghiên cứu Kinh An Ban Thủ Ý trong các tụng bản chữ Hán; và khóa tu thứ chín có chủ để Con đường của Bụt - Những đóng góp của Phật giáo cho một nền đạo đức toàn cầu (The Path of the Buddha - Buddhist Contributions to a Global Ethics), tổ chức năm 2009. Tất cả những khóa giảng này đều có thể tải xuống từ mạng Làng Mai.
Khóa tu mùa hè (khóa tu) Một khóa tu đặc biệt của Làng Mai, diễn ra hàng năm từ khoảng đầu tháng 7 và kéo dài 4 tuần. Tiếng Anh là Summer Opening. Các bạn thiền sinh về tu học trong khóa tu mùa hè rất đa dạng về lứa tuổi, trình độ, quốc tịch, ngôn ngữ, từ các em bé sơ sinh cho tới người người già, các cặp vợ chồng, các gia đình. Vì vậy nên khóa tu này có đủ các chương trình tu tập cho từng lứa tuổi như chương trình trẻ em, chương trình thanh thiếu niên, chương trình cho người trẻ. Riêng đồng bào người Việt được dành riêng ở tại Xóm Trung. Các bài pháp thoại của Thầy Làng Mai được luân phiên nói bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt và được thông dịch trực tiếp ra các ngôn ngữ khác. Mỗi tuần của khóa tu diễn ra một lễ hội: Lễ Giỗ Tổ Tiên (xem Lễ Giỗ Tổ Tiên), Lễ Bông Hồng Cài Áo (xem Bông Hồng Cài Áo), Lễ Trăng Rằm (xem Lễ Trăng Rằm), Lễ hội Hòa Bình (xem Lễ Hòa Bình). Mỗi tuần của khóa tu, Làng đón khoảng 1000 người tới từ hơn 40 quốc gia. Một ngày trong khóa tu được chọn là Ngày của Ngày Hôm Nay (Today’day). Vào ngày đó đại diện của mỗi quốc gia được mời lên trước đại chúng và tuyên bố “Con là vua (nữ hoàng) của nước….. Con tuyên bố hôm nay là ngày của Ngày Hôm Nay!” (I am the King (Queen) of…. I declare that today is Today’s day!)
Khóa tu tiếng Pháp (khóa tu) Một khóa tu thường niên của Làng Mai, dành riêng cho những người nói tiếng Pháp. Khóa tu tiếng Pháp đầu tiên diễn ra năm 1999.
Sc Khoan Nghiêm
Khoan Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1987, tập sự xuất gia năm 2005 (18 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 1 năm 2006 (19 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Viên Thảo, pháp tự Chân Khoan Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồng Giòn. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 347 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khoan Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.





Khôi Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Singapore, quốc tịch Singapore, sinh năm 1980, tập sự xuất gia năm 2005 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 1 năm 2006 (26 tuổi) tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Mật Niệm, pháp tự Chân Khôi Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồng Giòn. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 310 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khôi Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Không Diệt, Không Sinh - Đừng Sợ Hãi (sách) Một cuốn sách dịch từ nguyên bản tiếng Anh No Death, No Fear của Thầy Làng Mai, do nhà Parallax ấn hành, được nhà Lá Bối xuất bản năm 2004 tại Hoa Kỳ. 
 
Không Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai, tên Cao Ngọc Phượng. Sinh năm 1938, người tỉnh Bến Tre, Việt Nam. Theo Thầy Làng Mai học đạo từ tháng 11 năm 1959 dưới hình thức cư sĩ tập sự xuất gia, giữ 14 giới Tiếp Hiện Xuất Gia từ tháng 2 năm 1966 với pháp danh Tâm Không và pháp tự Chân Không. Cô là một trong 6 vị đệ tử đầu tiên thọ giới Tiếp Hiện với thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh tại chùa Pháp Vân, Sài Gòn. Ba người nữ thọ giới Tiếp Hiện Xuất Gia và ba người nam thọ Giới Tiếp Hiện Tại Gia. Đến khi Làng Mai có đủ tăng thân bốn chúng tu học, cô mới xin thầy chính thức xuống tóc. Vì cô đã trì Giới Tiếp Hiện Xuất Gia trong suốt 22 năm 9 tháng nên Thầy truyền Giới Khất Sĩ nữ cho sư cô tại Núi Linh Thứu ngày 17.11.1988 với pháp tự Chân Không Nghiêm và cho bài thơ Mở Thêm Rộng Lớn Con Đường. Sư Cô nhận đèn tuệ giác năm 1990 với bài kệ: 
 Chân thân vượt thoát sắc cùng hình. 
Không tánh từ xưa vẫn tịnh minh. 
Ứng hiện trần gian trăm vạn lối. 
Từ bi phương tiện độ quần sinh. 
Thầy Truyền đăng muốn nhắc đến việc làm thầm lặng của Sư Cô dưới nhiều hình thức khác nhau giúp cho không biết bao nhiêu người, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội vượt khó. Có rất nhiều người thọ ơn nhưng không biết ai là người đã ra tay giúp mình dù sư cô đang im lặng ở kề bên họ. Sư cô Chân Không Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Sư Cô là đệ tử xuất gia đầu tiên của Thầy Làng Mai tính từ khi thành lập Làng Mai Pháp Quốc. Thường được gọi là Sư cô Chân Không. 
 
Khơi Suối Yêu Thương (bài tụng) Một bài tụng được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện, có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Đây là một trong những bài tụng mới nên chưa có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn nhưng đã có trong sách Thiền Môn năm 2010, ấn bản Miền Bắc và Miền Nam.
Khuê Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Đức, sinh năm 1976, tập sự xuất gia năm 2003 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 7 năm 2003 (27 tuổi) tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Nguyên Anh, pháp tự Chân Khuê Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Vô Ưu. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 12 năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang. 
Sao khuê tĩnh lặng chiếu
Nghiêm tịnh một đường về
Bình minh lên tiếng gọi
Sáng rỡ một trời quê.
Là đệ tử thứ 187 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khuê Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Khuyến Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, dân tộc Vân Kiều, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1990, tập sự xuất gia năm 2006 (16 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Tú, pháp tự Chân Khuyến Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 449 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khuyến Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Khương Nghiêm
(tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2005 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 1 năm 2006 (18 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Viên Từ, pháp tự Chân Khương Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồng Giòn. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 345 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Khương Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Kiên Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1981, tập sự xuất gia năm 2007 (26 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 06 năm 2008 (27 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp tự Chân Kiên Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Ngô Đồng. Là đệ tử thứ 526 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Kiên Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Kiến Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2005 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (22 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nhuận Bá, pháp tự Chân Kiến Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 297 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Kiến Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Kiện Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Thái Lan, quốc tịch Thái Lan, sinh năm 1969, tập sự xuất gia năm 2005 (36 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (36 tuổi) tại Chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Pháp Hữu, pháp tự Chân Kiện Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 242 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Kiện Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Kiệt Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2007 (24 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 06 năm 2008 (25 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp tự Chân Kiệt Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Ngô Đồng. Là đệ tử thứ 527 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Kiệt Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Kiều – Văn Nghệ Đứt Ruột (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành năm 1994. Sách này ghi lại những bài giảng của Thầy cho đại chúng Làng Mai về truyện Kiều, được xem như là truyện Kiều qua cái nhìn thiền quán.
Kiều Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1986, tập sự xuất gia năm 2005 (19 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (20 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quảng Pháp, pháp tự Chân Kiều Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 374 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Kiều Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Kim Cương – gươm báu cắt đứt phiền não (sách) Một cuốn sách ghi lại các bài giảng về kinh Kim Cương của Thầy Làng Mai trong khóa An Cư Kiết Đông 1990-1991 tại Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành lần đầu năm 1992, sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở các nước. Bản dịch tiếng Anh tựa đề The Diamond that Cuts Through Illusion do nhà Parallax ấn hành.
Kim Liên (địa điểm) Một khách sạn, địa chỉ 7 Đào Duy Anh – Hà Nội, nơi Sư Ông và các thầy các sư cô Làng Mai hướng dẫn khoá tu “Đạo Phật dấn thân của thế kỷ 21” trong thời gian từ ngày 5 – 11 tháng 5 năm 2008, một chương trình trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008 tổ chức tại Hà Nội. Xem thêm Đạo Phật dấn thân của thế kỷ 21.
Kinh A Di Đà (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ tạng Hán, kinh số 366 của tạng kinh Đại Chánh do thầy Cưu Ma La Thập dịch từ kinh Sukhàvàtivyùhasùtra vào đầu thế kỷ thứ năm. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn. Xin tham khảo sách Thiết Lập Tịnh Độ.
Kinh A Nậu La Độ (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikaya 4, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm (99, tạng kinh Ðại Chánh). Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Ba Cửa Giải Thoát (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chánh) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Bát Đại Nhân Giác (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối, Paris ấn hành lần đầu năm 1978, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và hải ngoại. Bản dịch tiếng Anh dưới tựa đề The Sutra on The Eight Realisations of The Great Beings do nhà Parallax ấn hành.
Kinh Bát Nhã Hành (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ phần trùng tụng của kinh Phật Mẫu Bảo Đức Tạng Bát Nhã Ba La Mật trong tạng Hán do thầy Pháp Hiền dịch vào đầu thế kỷ thứ 11 (229, tạng kinh Ðại Chánh). Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ tạng Pali, tên kinh là Satipatthàna Sutta, kinh số 10 của Trung Bộ (Majjhima Nikaya). Là kinh thiền tập căn bản nhất của đạo Bụt nguyên thỉ. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn. Nếu muốn nghiên cứu thêm, xin tìm đọc sách Con Đường Chuyển Hóa, thiền sư Nhất Hạnh bình giảng, nhà xuất bản Lá Bối ấn hành.
Kinh Bốn Loại Thức Ăn (kinh) Một kinh được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ Kinh số 373, Tạp A Hàm. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2010 ấn bản miền Bắc và ấn bản miền Nam. Kinh Diệt Trừ Phiền Giận (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ kinh Thủy Dụ, kinh thứ 25 của bộ Trung A Hàm. (số 26, tạng kinh Đại Chánh). Kinh tương đương trong tạng Pali là kinh Aghatavinaya của Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya 3. 186). Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Độ Người Hấp Hối (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ bộ Tăng Nhất A Hàm của tạng Hán, kinh số 8, phẩm 51. Tăng Nhất A Hàm là kinh số 125 của tạng kinh Ðại Chánh, do thầy Tăng Già Ðề Bà dịch vào cuối thế kỷ thứ tư. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Hải Đảo Tự Thân (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ kinh 639 của bộ Tạp A Hàm (số 99, tạng kinh Đại Chánh). Kinh này được Bụt nói vào khoảng một tháng trước ngày Người nhập diệt, chứa đựng những lời dặn dò đầy tâm huyết của Bụt cho hàng đệ tử xuất gia của Người. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Kim Cương Gươm Báu Cắt Đứt Phiền Não (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ tạng Hán, nguyên tên là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật do thầy Cưu Ma La Thập dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán vào đầu thế kỷ thứ năm. Kinh này là kinh số 335 trong tạng kinh Đại Chánh. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn. Nếu muốn tìm hiểu sâu nghĩa kinh, xin tìm đọc sách Kim Cương Gươm Báu Cắt Đứt Phiền Não của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối ấn hành.
Kinh Mười Nguyện Phổ Hiền (kinh) Kinh này được trích trong phẩm Nhập Bất Tư Nghị Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện, phẩm thứ 36 của kinh Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, do thầy Bát Nhã dịch vào thế kỷ thứ bảy. Kinh này là kinh số 293 trong tạng kinh Ðại Chính. Được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Nghĩa Lý Siêu Việt về Không (kinh) Một kinh được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ Kinh số 335, Tạp A Hàm. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2010 ấn bản miền Bắc và ấn bản miền Nam.
Kinh Người Áo Trắng (kinh, sách) 1. Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128 của bộ Trung A Hàm, trong tạng Hán (số 26, tạng kinh Đại Chánh). Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
2. Một cuốn sách giảng giải kinh Người Áo Trắng của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành lần đầu năm 1993. Được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở nhiều nước trên thế giới. Bản dịch tiếng Anh tựa đề For A Future To Be Possible do nhà in Parallax ấn hành.
Kinh Người Bắt Rắn (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ kinh A Lê Sá, kinh thứ 220 của bộ Trung A Hàm trong tạng Hán (số 26, tạng kinh Đại Chánh) do thầy Tăng Già Ðề Bà dịch vào cuối thế kỷ thứ tư. Kinh tương đương trong tạng Pali là kinh Xà Dụ (Alagaddùpama sutta), kinh thứ 22 của Trung Bộ (Majjhima Nikàya). Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn. Xin tham khảo sách Im Lặng Sấm Sét.
Kinh Người Biết Sống Một Mình (kinh, sách) 1. Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ tạng Pali, kinh Bhaddekaratta Sutta của Trung Bộ (Majjhima Nikaya 131). Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn. Nếu muốn nghiên cứu thêm, xin tìm đọc sách Kinh Người Biết Sống Một Mình - Ước hẹn với sự sống, thiền sư Nhất Hạnh chú giải.
2. Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối, Châu Âu ấn hành lần đầu năm 1978, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và hải ngoại. Bản dịch tiếng Anh tựa đề Our Appoinment with Life do nhà in Parallax ấn hành.

Kinh Pháp Ấn (sách) Kinh Pháp Ấn do Thầy Làng Mai dịch và chú giải. Nhà xuất bản Lá Bối, Paris ấn hành năm 1987 và được tái bản nhiều lần.
Kinh Phước Đức (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ Mahamangala sutta (Sutta Nipata 2) trong tạng Pali. Kinh tương đương trong tạng Hán là phẩm Cát Tường (phẩm thứ 42) của kinh Pháp Cú Thí Dụ (211, tạng kinh Ðại Chánh). Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Quán Niệm Hơi Thở - dịch và chú giải (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai được in năm 1975. Nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành lần đầu năm 1987, sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và hải ngoại. Bản dịch tiếng Anh tựa đề Breathe! You Are Alive do nhà Parallax ấn hành.
Kinh Quán Niệm Hơi Thở (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ tạng Pali, tên kinh là Anapanasatisutta, dịch theo Hán là Nhập Tức Xuất Tức Niệm Kinh. Kinh này là kinh 118 của Trung Bộ (Majjhina Nikaya). Trong tạng Hán, nếu ta góp chung các kinh số 815, 803 và 810 của bộ Tạp A Hàm (kinh 99 của tạng kinh Ðại Chính) lại thì sẽ có nội dung tương đương với kinh này. là một trong những thiền kinh căn bản nhất của đạo Bụt nguyên thỉ. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn. Xin tìm đọc sách Kinh Quán Niệm Hơi Thở, thiền sư Nhất Hạnh chú giải, nhà xuất bản Lá Bối ấn hành.
Kinh Soi Gương (kinh) Kinh này vốn tên là kinh Anumànasutta, kinh số 15 trong Trung Bộ (Majjhima Nikaya), được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn. Trong tạng Hán, kinh có nội dung tương đương là kinh Tỳ Khưu Thỉnh, kinh 89 của bộ Trung A Hàm (26, tạng kinh Ðại Chánh). Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Sự Thật Ðích Thực (kinh) Một kinh được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ Chân Đế Kinh, Paramattaka sutta, Attakavagga 5, Sutta Nipata. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2010 ấn bản miền Bắc và ấn bản miền Nam.
Kinh Sức Mạnh Quan Âm (kinh) Đây là phần trùng tụng của phẩm Phổ Môn, phẩm thứ 25 của kinh Diệu Pháp Liên Hoa được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ tạng Hán. Kinh Pháp Hoa này do thầy Cưu Ma La Thập dịch từ tiếng Phạn vào đầu thế kỷ thứ năm. Đây là kinh số 262 của tạng Đại Chánh. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Kinh Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Các Bậc Đại Nhân (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ kinh Bát Đại Nhân Giác của tạng Hán, do thầy An Thế Cao dịch từ tiếng Phạn. Đây là kinh số 779 của tạng kinh Đại Chánh. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn. Xin tìm đọc sách Kinh Bát Đại Nhân Giác hay Kinh Tám Điều Giác Ngộ của các bậc đại nhân, thiền sư Nhất Hạnh chú giải, nhà xuất bản Lá Bối ấn hành.
Kinh Thương Yêu (kinh) Kinh này vốn tên là Metta Sutta, được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ tạng Pali trong bộ Sutta Nipata, phần I. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Trung Đạo Nhân Duyên (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chánh. Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Kinh Tuổi Trẻ và Hạnh Phúc (kinh) Kinh này được Thầy Làng Mai dịch ra quốc văn từ kinh Tam Di Đề, kinh số 1078 của bộ Tạp A Hàm trong tạng Hán (số 99, tạng kinh Đại Chánh). Kinh tương đương trong tạng Pali là kinh Samidhi của Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya I, 2.10). Được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện và có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn. Xem thêm Hạnh Phúc Mộng và Thực.
Kính Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 1997 (14 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 4 tháng 02 năm 1998 (15 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Phật Chủng, pháp tự Chân Kính Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Táo. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2000. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 12 năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới. Nhận truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp với bài kệ truyền đăng:  
Tay nâng cung Kính một cành sen. 
Chí nguyện đi về cõi diệu Nghiêm
Tuổi thơ hoa nở trời phương ngoại. 
Đỉnh tuyết ngồi yên thế nhập thiền. 
 Là đệ tử thứ 63 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Kính Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Kỳ Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1979, tập sự xuất gia năm 2004 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 11 năm 2004 (25 tuổi) tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp danh Tâm Quảng Duyên, pháp tự Chân Kỳ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Mãng Cầu. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 1 năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 212 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Kỳ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Kỷ Nguyên Mới (lễ lược) Tên một đại giới đàn diễn ra từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 12 năm 2001 tại tại Làng Mai trong khóa An Cư Kiết Đông 2001 – 2002.


Không có nhận xét nào: