Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

C

Các khóa giảng căn bản của Làng Mai (khóa giảng) Đây là những khóa giảng mà một vị giáo thọ được đào tạo tại Làng Mai phải học qua và phải biết áp dụng vào sự thực tập. Những khóa giảng này được các vị giáo thọ sử dụng để hướng dẫn các học tăng trong chương trình bốn năm của Viện Cao Đẳng Phật Học. Tất cả đều sẽ được đưa lên mạng Làng Mai để các vị giáo thọ ngoài Làng Mai có thể tải xuống để học hỏi, thực tập và sử dụng. 

  1. Ba mươi bài tụng duy thức (An Cư Kiết Đông 1988-1989).
  2. Tạng Kinh Nam Truyền (An Cư Kiết Đông 1989-1990). 
  3. Tạng Kinh Bắc Truyền, lịch sử tư tưởng Phật Giáo Đại Thừa (An Cư Kiết Đông 1990-1991 và 1991-1992). Từ khóa này đã có những sách sau đây được phiên tả và ấn hành: Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia (giảng Kinh Duy Ma Cật), Sen Nở Trời Phương Ngoại (giảng Kinh Pháp Hoa), Kim Cương Gươm Báu Chặt Đứt Phiền Não (giảng Kinh Kim Cương), tất cả đều do Lá Bối xuất bản. 
  4. Năm Mươi Bài Tụng Duy Biểu (An Cư Kiết Đông 1992-1993, khóa mùa xuân 1993).  
  5. Trái Tim Của Bụt (Phật Pháp Căn Bản, An Cư Kiết Đông 1993-1994), các bài pháp thoại trong khóa giảng này đã được phiên tả và xuất bản thành sách Trái Tim Của Bụt (do nhà Lá Bối ấn hành).  
  6. Tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc (Kinh Samadhi, khóa mùa Thu 1994). Nội dung khóa này đã được làm thành sách nhan đề là Hạnh Phúc, Mộng và Thực (do nhà Lá Bối ấn hành). 
  7. Truyền thống sinh động của thiền tập (An Cư Kiết Đông 1994-1995, 1995-1996, và 1996-1997). Khóa giảng này đã được làm thành sách nhưng chưa xuất bản, sẽ được đưa lên mạng.  
  8. Công Phu Nở Đóa Sen Ngàn Cánh (An Cư Kiết Đông 1997-1998, khóa mùa Xuân 1998, An Cư Kiết Đông 1998-1999, khóa mùa Xuân 1999). Khóa này giảng về tất cả các kinh và bài tụng trong sách Nhật Tụng Thiền Môn 2000, tương đương với sách Nhị Khóa Hợp Giải trong truyền thống.  
  9. Nhiếp Đại Thừa Luận (An Cư Kiết Đông 2000-2001), nền tảng của Duy Biểu Học.  
  10. Trung Quán Luận, con đường vượt thoát Lưỡng Biên (An Cư Kiết Đông 2001-2002 và 2002-2003). 
  11. Lâm Tế Lục (An Cư Kiết Đông 2003-2004 và 2004-2005).  
  12. Giới và Luật, lịch sử và hành trì (An Cư Kiết Đông 2004-2005).  
  13. Dị Bộ Tông Luân Luận (lịch sử và tông chỉ các bộ phái Phật giáo, An Cư Kiết Đông 2005-2006). 
  14. Các Định đề giáo lý Làng Mai (khóa mùa Xuân 2006, khóa mùa thu 2006 và An Cư Kiết Đông 2006-2007). 
  15. Kim Sư Tử Chương (An Cư Kiết Đông 2007-2008). 
  16. Con đường của Bụt - những đóng góp của đạo Bụt cho một nền đạo đức toàn cầu (An cư Kiết Đông 2008 - 2009, khóa tu 21 ngày năm 2009).
Call Me By My True Names (sách) Tuyển tập thơ bằng tiếng Anh của Thầy Làng Mai do nhà Parallax ấn hành năm 1992 tại Hoa Kỳ. Được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.
Cam Lộ (cơ sở, điện đường, lễ lược, nhạc kinh)
1.
Ngôi chùa thuộc Xóm Hạ, do sư cô Diệu Nghiêm trú trì. Địa chỉ: Meyrac, 47120 Loubes-Bernac, France.
2.
Tên một thiền đường thuộc Xóm Hạ.
3.
Tên một đại giới đàn diễn ra từ ngày 10 đến ngày 11 tháng 1 năm 1992 tại Làng Mai trong khóa An Cư Kiết Đông 1998 – 1999. Đây là đại giới đàn đầu tiên tại Làng Mai được cử hành theo nghi lễ truyền thống nhưng tất cả các văn kiện và nghi thức cổ truyền được chính Sư Ông Làng Mai soạn thảo và chuyển ra Việt ngữ thành những bản văn có giá trị văn chương và trở thành những văn kiện quý giá cho các đại giới đàn sau này.
4.
Một bài nhạc kinh, lời của Thầy Làng Mai, nhạc sĩ Anh Việt phổ nhạc. Tào Khê một dòng biếc. Chảy mãi về phương đông. Quan Âm bình nước tịnh. Tẩy sạch dấu phong trần. Cành dương rưới cam lộ. Làm sống dậy mùa xuân. Đề hồ trong cổ họng. Làm lắng dịu muôn lòng. Nam Mô Bồ Tát Cam Lộ Vị. 

 
Sc Cao Nghiêm
Cao Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2007 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 06 năm 2008 (26 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp tự Chân Cao Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Ngô Đồng. Thọ thức xoa ma na năm 2011 tại Thái Lan. Thọ giới lớn ngày 27/2/2012 tại Thái Lan trong đại giới đàn Tình Huynh Đệ. Là đệ tử thứ 521 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cao Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.







Cánh Đại Bàng (điện đường) Tên một thiền đường mới được xây dựng năm 2006 tại tu viện Bát Nhã. Thiền đường có khả năng chứa được hai ngàn người.
Cảnh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1981, tập sự xuất gia năm 2005 (24 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 1 năm 2006 (26 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Chúc Thu, pháp tự Chân Cảnh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồng Giòn. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 314 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cảnh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Căn Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Hoa Kỳ, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2008 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 20 tháng 09 năm 2008 (25 tuổi) tại Chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Minh Diệu, pháp tự Chân Căn Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Trắng. Là đệ tử thứ 561 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Căn Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Cắm rễ trong tăng thân (thuật ngữ) Tu học trong một đoàn thể mà chấp nhận được đoàn thể ấy là gia đình tâm linh của mình, thấy được mọi người trong tăng thân là anh chị em của mình, không bao giờ có ý muốn rời tăng thân, tin tưởng vào tăng thân, có hạnh phúc khi sống với tăng thân.
Cẩm Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2005 (16 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 1 năm 2006 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Yêm, pháp tự Chân Cẩm Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồng Giòn. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 349 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cẩm Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Cần Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Úc, sinh năm 1950, tập sự xuất gia năm 2001 (51 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 2 năm 2002 (52 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Diệu Hoa, pháp tự Chân Cần Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Thốt Nốt. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế tại tu viện Lộc Uyển. Thọ giới lớn ngày 10 tháng 11 năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ tại Làng Mai. Là đệ tử thứ 131 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cần Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Cẩn Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1985, tập sự xuất gia năm 2005 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 1 năm 2006 (21 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Bối Nguyện, pháp tự Chân Cẩn Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồng Giòn. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 324 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cẩn Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Cẩn Trọng (bài hát) Một bài hát do Thầy Làng Mai và bé Trần Đông Phương viết lời và phổ nhạc. Qua ngõ vắng. Lá rụng đầy. Tôi theo con đường nhỏ. Đất hồng như môi son bé thơ. Bỗng nhiên tôi cẩn trọng. Từng bước chân đi.
Cát Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1978, tập sự xuất gia năm 2000 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 12 tháng 2 năm 2001 (23 tuổi) tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Nguyên Từ, pháp tự Chân Cát Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trà My. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 2 năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Nhận truyền đăng tại Làng Mai năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng:   
Cát tường hiện nét trang Nghiêm.
Quê xưa hoa nở đất thiêng nhiệm mầu. 
Sen hồng tịnh độ cho nhau.
Một kho gia bảo truyền trao muôn đời.
Là đệ tử thứ 120 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cát Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Câu chuyện dòng sông (thuật ngữ) Hình ảnh được Thầy Làng Mai thường sử dụng để giúp thiền sinh thấy được cái mình đi tìm đã có sẵn trong tự thân mình. Đây là giáo lý vô đắc. Tuổi trẻ được ví như một dòng suối, chảy ào ạt, mau về tới biển. Đến khi thành dòng sông, nước chảy chậm lại, và dòng sông chảy êm ả hơn. Dòng sông phản chiếu các đám mây đủ sắc, và bắt đầu chạy theo các đám mây. Đám mây tan biến thì dòng sông sầu khổ. Đến khi nhận ra sự thật là đám mây và nước cùng một bản thể thì dòng sông không còn rong ruổi nữa, và đạt tới trạng thái Hiện Pháp Lạc Trú.
Câu linh chú thứ năm (thuật ngữ) Đây là một lời trào phúng. Một vị hành giả cư sĩ có một bà vợ hơi khó tính, sau khi học hỏi về bốn câu linh chú (xem thêm bốn câu linh chú) đã nói: “tôi cần có câu linh chú thứ năm mới có thể được yên nhà, yên cửa”. Đó là mỗi khi bà vợ nói gì thì anh ta nói: Vâng, em nói đúng (Yes, madam).
Cây Anh Đào (gia đình) Nhóm 16 vị cùng được xuất gia ngày 04 tháng 12 năm 1999 tại Làng Mai. Gia đình Cây Anh Đào gồm các thầy và các sư cô: Chân Quy Nghiêm, Chân Giác Nghiêm, Chân Pháp Lữ, Chân Pháp Duyên, Chân Khế Nghiêm, Chân Hội Nghiêm, Chân Đạo Nghiêm, Chân Độ Nghiêm, Chân Thành Nghiêm, Chân Pháp Cơ, Chân Pháp Tuệ, Chân Thệ Nghiêm, Chân Châu Nghiêm, Chân Hảo Nghiêm, Chân Pháp Vị, Chân Mẫn Nghiêm
Cây Bồ Đề (gia đình) Thầy Chân Pháp Ấn, xuất gia ngày 24 tháng 5 năm 1992 tại Làng Mai.
Cây Bông Sứ (gia đình) Nhóm 12 vị cùng được xuất gia ngày 18 tháng 05 năm 2000 tại Làng Mai. Gia đình Cây Bông Sứ gồm các thầy và các sư cô: Chân Thông Nghiêm, Chân Quả Nghiêm, Chân Hộ Nghiêm, Chân Đẳng Nghiêm, Chân Thuận Nghiêm, Chân Pháp Cần, Chân Phụng Nghiêm, Chân Vĩnh Nghiêm, Chân Pháp Lĩnh, Chân Pháp Đôn, Chân Học Nghiêm, Chân Đạt Nghiêm.
Cây Bưởi (gia đình) Gồm thầy Chân Pháp Trí và sư cô Chân Thuần Nghiêm, cùng được xuất gia ngày 9 tháng 2 năm 1995 tại Làng Mai.
Cây Cam (gia đình) Nhóm 5 vị cùng được xuất gia ngày 16 tháng 2 năm 1996 tại Làng Mai. Gia đình Cây Cam gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Độ, Chân Pháp Khai, Chân Thiều Nghiêm, Chân Phúc Nghiêm, Chân Giới Nghiêm.
Cây Cẩm Lai (gia đình) Nhóm 4 vị cùng được xuất gia ngày 26 tháng 10 năm 2003 tại Làng Mai. Gia đình Cây Cẩm Lai gồm các sư cô: Chân Đào Nghiêm, Chân Cúc Nghiêm, Chân Thăng Nghiêm, Chân Trân Nghiêm.
Cây Dâu Tây (gia đình) Nhóm 5 vị cùng được xuất gia ngày 28 tháng 06 năm 2001 tại Làng Mai. Gia đình Cây Dâu Tây gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Lượng, Chân Hóa Nghiêm, Chân Pháp Lực, Chân Pháp Khí, Chân Mật Nghiêm.
Cây Dừa (gia đình) Nhóm 5 vị cùng được xuất gia ngày 30 tháng 6 năm 1996 tại Làng Mai. Gia đình Cây Dừa gồm các thầy và các sư cô: Chân Thục Nghiêm, Chân Pháp Kiều, Chân Hà Nghiêm, Chân Pháp Hiền, Chân Hỷ Nghiêm.
Cây Đu Đủ (gia đình) Nhóm 10 vị cùng được xuất gia ngày 11 tháng 2 năm 2007 tại Làng Mai. Gia đình Cây Đu Đủ gồm các thầy và sư cô Chân Pháp Bản, Chân Pháp Khê, Chân Pháp Quang, Chân Pháp Mãn, Chân Nhẫn Nghiêm, Chân Pháp Khởi, Chân Pháp Địa, Chân Pháp Đồng, Chân Pháp Chu, Chân Pháp Siêu. 
Cây Hải Đường (gia đình) Nhóm 27 vị cùng được xuất gia ngày 10 tháng 05 năm 2006 tại tu viện Bát Nhã. Gia đình Cây Hải Đường gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Cường, Chân Pháp Tầm, Chân Nội Nghiêm, Chân Đóa Nghiêm, Chân Tác Nghiêm, Chân Tinh Nghiêm, Chân Hiệu Nghiêm, Chân Chính Nghiêm, Chân Thuấn Nghiêm, Chân Quốc Nghiêm, Chân Pháp Nhiên, Chân Pháp Diệu, Chân Triển Nghiêm, Chân Pháp Hùng, Chân Kiều Nghiêm, Chân Áo Nghiêm, Chân Pháp Hào, Chân Nhạc Nghiêm, Chân Khả Nghiêm, Chân Phát Nghiêm, Chân Trạm Nghiêm, Chân Pháp Chủng, Chân Họa Nghiêm, Chân Tích Nghiêm, Chân Đán Nghiêm, Chân Pháp Phong, Chân Du Nghiêm. 
Cây Hồ Đào (gia đình) Nhóm 18 vị cùng được xuất gia ngày 08 tháng 02 năm 2003 tại Làng Mai. Gia đình Cây Hồ Đào gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Ngạn, Chân Pháp Chương, Chân Pháp Không, Chân Tùng Nghiêm, Chân Pháp Liệu, Chân Pháp Thanh, Chân Pháp Hộ, Chân Lăng Nghiêm, Chân Quỳnh Nghiêm, Chân Pháp Xả, Chân Pháp Tâm, Chân Pháp Duyệt, Chân Pháp Sỹ, Chân Pháp Bi, Chân Pháp Quán, Chân Pháp Hỷ, Chân Bách Nghiêm, Chân Hạc Nghiêm.
Cây Hồng Giòn (gia đình)  Nhóm 49 vị cùng được xuất gia ngày 08 tháng 01 năm 2006. Lễ truyền giới tiến hành tại Làng Mai và truyền về tu viện Bát Nhã qua mạng lưới Internet. Gia đình Cây Hồng Giòn gồm các thầy và các sư cô: Chân Khôi Nghiêm, Chân Pháp Thuyên, Chân Pháp Thượng, Chân Lĩnh Nghiêm, Chân Cảnh Nghiêm, Chân Pháp Hoằng, Chân Pháp Thái, Chân Ích Nghiêm, Chân Pháp Cứu, Chân Pháp Căn, Chân Pháp Sung, Chân Pháp Biện, Chân Pháp Tri, Chân Pháp Cao, Chân Cẩn Nghiêm, Chân Lý Nghiêm, Chân Sách Nghiêm, Chân Đan Nghiêm, Chân Đáo Nghiêm, Chân Lịch Nghiêm, Chân Ước Nghiêm, Chân Siêu Nghiêm, Chân Báo Nghiêm, Chân Luyện Nghiêm, Chân Pháp Thọ, Chân Pháp Bình, Chân Tuyết Nghiêm, Chân Duyên Nghiêm, Chân Băng Nghiêm, Chân Pháp Khuyến, Chân Pháp Tường, Chân Pháp Huấn, Chân Pháp Xứ, Chân Pháp Giao, Chân Pháp Năng, Chân Khương Nghiêm, Chân Khán Nghiêm, Chân Khoan Nghiêm, Chân Phương Nghiêm, Chân Cẩm Nghiêm, Chân Hy Nghiêm, Chân Thể Nghiêm, Chân Pháp Hưởng, Chân Pháp Hậu, Chân Pháp Hiến, Chân Pháp Cảm, Chân Pháp Thâm, Chân Quảng Nghiêm, Chân Lộc Nghiêm.
Cây Hướng Dương (gia đình)Nhóm 76 vị cùng được xuất gia ngày 07 tháng 08 năm 2005. Lễ truyền giới tiến hành tại Làng Mai, đồng thời truyền về tu viện Bát Nhã qua mạng lưới Internet. Gia đình Cây Hướng Dương gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Kế, Chân Uyển Nghiêm, Chân Pháp Chúc, Chân Hạ Nghiêm, Chân Pháp Hy, Chân Thính Nghiêm, Chân Pháp Hoạt, Chân Mãn Nghiêm, Chân Kiện Nghiêm, Chân Lễ Nghiêm, Chân Pháp Dược, Chân Văn Nghiêm, Chân Trình Nghiêm, Chân Pháp Thiên, Chân Pháp Thừa, Chân Pháp Nhật, Chân Pháp Thăng, Chân Pháp Võng, Chân Khiết Nghiêm, Chân Pháp Xương, Chân Pháp Trung, Chân Pháp Cương, Chân Bội Nghiêm, Chân Pháp Ngọc, Chân Pháp Triệu, Chân Pháp Tánh, Chân Tráng Nghiêm, Chân Thức Nghiêm, Chân Pháp Lãm, Chân Pháp Lập, Chân Trực Nghiêm, Chân Trường Nghiêm, Chân Pháp Nhĩ, Chân Pháp Tân, Chân Pháp Ngưỡng, Chân Pháp Tư, Chân Pháp Tiên, Chân Pháp Tú, Chân Pháp Thủy, Chân Trú Nghiêm, Chân Tân Nghiêm, Chân Thùy Nghiêm, Chân Pháp Vĩnh, Chân Pháp Vượng, Chân Pháp Trọng, Chân Luật Nghiêm, Chân Pháp Nhiệm, Chân Thâm Nghiêm, Chân Pháp Cự, Chân Sắc Nghiêm, Chân Pháp Tại, Chân Thiền Nghiêm, Chân Pháp Nguyệt, Chân Pháp Thạch, Chân Pháp Tồn, Chân Pháp Túc, Chân Tri Nghiêm, Chân Doãn Nghiêm, Chân Triệu Nghiêm, Chân Pháp Thiệu, Chân Điển Nghiêm, Chân Thám Nghiêm, Chân Thánh Nghiêm, Chân Kiến Nghiêm, Chân Quyết Nghiêm, Chân Tông Nghiêm, Chân Tứ Nghiêm, Chân Hướng Nghiêm, Chân Xướng Nghiêm, Chân Đồng Nghiêm, Chân Khanh Nghiêm, Chân Triết Nghiêm, Chân Nhu Nghiêm, Chân Tuyền Nghiêm, Chân Pháp Ngôn, Chân Pháp Xa. Cùng xuất gia với Cây Hướng Dương còn có các thầy và sư cô: Huệ Thiện, Trí Hiếu, Mãn Định, Mãn Nguyện, Mãn Ứng, Mãn Bi, Mãn Thành, Mãn Tựu, Mãn Túc, Thanh Bình, Đồng Hậu, Hỷ Hải, Viên Huy, Diệu Thu, Hương Quế.
Cây Khế (gia đình) Nhóm 4 vị cùng được xuất gia ngày 26 tháng 10 năm 1996 tại Làng Mai. Gia đình Cây Khế gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Thuận, Chân Thắng Nghiêm, Chân Tường Nghiêm, Chân Pháp Châu.
Cây Lê (gia đình) Nhóm 45 vị cùng được xuất gia ngày 17 tháng 2 năm 2008. Lễ truyền giới được tiến hành tại Làng Mai, đồng thời truyền qua mạng lưới Internet về tu viện Bát Nhã. Gia đình Cây Lê gồm các thầy và các sư cô: Chân Duyệt Nghiêm, Chân Pháp Linh, Chân Hiến Nghiêm, Chân Pháp Diện, Chân Hài Nghiêm, Chân Sỹ Nghiêm, Chân Pháp Mật, Chân Xứ Nghiêm, Chân Pháp Nguyện, Chân Lực Nghiêm, Chân Xả Nghiêm, Chân Pháp Áo, Chân Biểu Nghiêm, Chân Diễn Nghiêm, Chân Pháp Cứ, Chân Cư Nghiêm, Chân Chỉnh Nghiêm, Chân Duy Nghiêm, Chân Dũng Nghiêm, Chân Diên Nghiêm, Chân Đạm Nghiêm, Chân Giản Nghiêm, Chân Hậu Nghiêm, Chân Pháp Ảnh, Chân Hào Nghiêm, Chân Hiểu Nghiêm, Chân Hữu Nghiêm, Chân Kế Nghiêm, Chân Pháp Chiêu, Chân Pháp Dũng, Chân Hoàng Nghiêm, Chân Hồi Nghiêm, Chân Lâm Nghiêm, Chân Pháp Dự, Chân Pháp Định, Chân Pháp Hàng, Chân Huy Nghiêm, Chân Pháp Khả, Chân Huấn Nghiêm, Chân Pháp Kim, Chân Pháp Khương, Chân Hiện Nghiêm, Chân Pháp Hoan, Chân Pháp Hương, Chân Pháp Lợi, Chân Pháp Lộc.
Cây Mãng Cầu (gia đình) Nhóm 5 vị cùng được xuất gia ngày 17 tháng 11 năm 2004 tại Làng Mai. Gia đình Cây Mãng Cầu gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp An, Chân Tư Nghiêm, Chân Kỳ Nghiêm, Chân Pháp Tuấn, Chân Trí Nghiêm.
Cây Mộc Lan (gia đình) Nhóm 4 vị cùng được xuất gia ngày 23 tháng 03 năm 1999 tại Làng Mai, gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Hưng, Chân Lệ Nghiêm, Chân Pháp Bảo, Chân Hòa Nghiêm.
Cây Ngô Đồng (gia đình) Nhóm 27 vị cùng được xuất gia ngày 08 tháng 06 năm 2008 tại Tu viện Bát Nhã. Lễ truyền giới được tổ chức tại tu viện Bát Nhã trong chuyến về Việt Nam lần thứ 3 của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Gia đình Cây Ngô Đồng gồm các thầy và các sư cô: Chân Vĩ Nghiêm, Chân Cao Nghiêm, Chân Pháp Lễ, Chân Pháp Kính, Chân Phong Nghiêm, Chân Pháp Đạo, Chân Kiên Nghiêm, Chân Kiệt Nghiêm, Chân Pháp Đương, Chân Giáo Nghiêm, Chân Vượng Nghiêm, Chân Thiện Nghiêm, Chân Ý Nghiêm, Chân Pháp Điển, Chân Ưu Nghiêm, Chân Trinh Nghiêm, Chân Xương Nghiêm, Chân Pháp Chất, Chân Vũ Nghiêm, Chân Pháp Chuẩn, Chân Pháp Trực, Chân Pháp Chấn, Chân Tài Nghiêm, Chân Nhất Nghiêm, Chân Pháp Hồi, Chân Pháp Hiểu, Chân Pháp Diên. Cùng thọ giới với Cây Ngô Đồng còn có các thầy Thích Mãn Đạt, Thích Mãn Lạc, Thích Mãn Hữu, Thích Mãn Trí, Thích Mãn Hưng và Thích Mãn Tạng.

Cây Olive
(gia đình) Nhóm 5 vị cùng được xuất gia ngày 30 tháng 08 năm 2004 tại Làng Mai. Gia đình Cây Olive gồm các thầy và các sư cô: Chân Song Nghiêm, Chân Pháp Sinh, Chân Pháp Tuyên, Chân Như Nghiêm, Chân Triêu Nghiêm.
Cây Phong (gia đình) Nhóm 5 vị cùng được xuất gia ngày 09 tháng 08 năm 1998 tại Làng Mai. Gia đình Cây Phong gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Viên, Chân Tố Nghiêm, Chân Tú Nghiêm, Chân Xuân Nghiêm, Chân Tín Nghiêm. 
 
Cây Phượng (gia đình) Nhóm 4 vị cùng được xuất gia ngày 08 tháng 11 năm 1997 tại Key West tiểu bang Florida nước Mỹ. Gia đình Cây Phượng gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Ân, Chân Hằng Nghiêm, Chân Pháp Lạc, Chân Uy Nghiêm. 
 
Cây Sồi (gia đình) Nhóm 5 vị cùng được xuất gia ngày 3 tháng 8 năm 1994 tại Làng Mai. Gia đình cây Sồi gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Niệm, Chân Giải Nghiêm, Chân Pháp Cảnh, Chân Pháp Trú, Chân Khai Nghiêm.
Cây Quế (gia đình) Nhóm 9 vị cùng được xuất gia ngày 13 tháng 12 năm 2003 tại Làng Mai. Gia đình Cây Quế gồm các thầy và các sư cô: Chân Đắc Nghiêm, Chân Pháp Vũ, Chân Pháp Trì, Chân Thư Nghiêm, Chân Pháp Lưu, Chân Pháp Tụ, Chân Pháp Cầu, Chân Uyên Nghiêm, Chân Phùng Nghiêm.
Cây Quỳnh Hương (gia đình) Gồm 2 sư cô Chân Hoa Nghiêm và Chân Từ Nghiêm cùng được xuất gia ngày 26 tháng 1 năm 1991 tại Làng Mai. 
 
Cây Sen Trắng (gia đình) Nhóm 42 vị cùng được xuất gia ngày 20 tháng 09 năm 2008. Lễ truyền giới tiến hành tại thiền đường Nước Tĩnh – chùa Pháp Vân và được truyền qua mạng lưới Internet về chùa Từ Hiếu. Gia đình Cây Sen Trắng gồm các thầy và các sư cô: Chân Bình Nghiêm, Chân An Nghiêm, Chân Pháp Đàm, Chân Pháp Giới, Chân Pháp Liên, Chân Pháp Ẩn, Chân Chất Nghiêm, Chân Pháp Âu, Chân Chiêu Nghiêm, Chân Phú Nghiêm, Chân Nhị Nghiêm, Chân Sứ Nghiêm, Chân Pháp Ánh, Chân Chuẩn Nghiêm, Chân Căn Nghiêm, Chân Thân Nghiêm, Chân Chức Nghiêm, Chân Chuyên Nghiêm, Chân Pháp Bối, Chân Pháp Xúc, Chân Pháp Côn, Chân Pháp Cú, Chân Chứng Nghiêm, Chân Diễm Nghiêm, Chân Diện Nghiêm, Chân Dương Nghiêm, Chân Điều Nghiêm, Chân Pháp Cửu, Chân Pháp Chỉnh, Chân Pháp Biểu, Chân Dự Nghiêm, Chân Pháp Chúng, Chân Đế Nghiêm, Chân Pháp Doanh, Chân Địa Nghiêm, Chân Đảm Nghiêm, Chân Pháp Du, Chân Pháp Đại, Chân Pháp Đảo, Chân Hoan Nghiêm, Chân Đôn Nghiêm, Chân Pháp Đỉnh.

Cây Sen Vàng
(gia đình) Nhóm 46 vị cùng được xuất gia ngày 08 tháng 03 năm 2009. Lễ truyền giới tiến hành tại Làng Mai và được truyền qua mạng lưới Internet về chùa Từ Hiếu. Gia đình Cây Sen Vàng gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Thuật, Chân Thúc Nghiêm, Chân Pháp Luyện, Chân Pháp Lân, Chân Tự Nghiêm, Chân Pháp Khải, Chân Trì Nghiêm, Chân Pháp Thi, Chân Sinh Nghiêm, Chân Hoàn Nghiêm, Chân Trượng Nghiêm, Chân Cương Nghiêm, Chân Pháp Tín, Chân Pháp Hiệu, Chân Pháp Doãn, Chân Thưởng Nghiêm, Chân Công Nghiêm, Chân Trợ Nghiêm, Chân Pháp Lịch, Chân Pháp Đối, Chân Pháp Mạch, Chân Ân Nghiêm, Chân Nguyện Nghiêm, Chân Trừng Nghiêm, Chân Pháp Nghị, Chân Cứu Nghiêm, Chân Pháp Hiệp, Chân Thiệp Nghiêm, Chân Đương Nghiêm, Chân Biện Nghiêm, Chân Pháp Mẫn, Chân Pháp Thệ, Chân Pháp Kỳ, Chân Thật Nghiêm, Chân Pháp Nhạc, Chân Thoát Nghiêm, Chân Pháp Nghiệm, Chân Pháp Mặc, Chân Pháp Luận, Chân Thảo Nghiêm, Chân Pháp Mục, Chân Pháp Dĩnh, Chân Thương Nghiêm, Chân Pháp Nhi, Chân Pháp Liêm, Chân Pháp Triển.

 
Cây Sung
(gia đình) Nhóm 7 vị cùng được xuất gia ngày 26 tháng 10 năm 1998 tại Làng Mai. Gia đình Cây Sung gồm các thầy và các sư cô: Chân Y Nghiêm, Chân Pháp Minh, Chân Anh Nghiêm, Chân Thường Nghiêm, Chân Lương Nghiêm, Chân Pháp Ngộ, Chân Quang Nghiêm.
Cây Táo (gia đình) Nhóm 9 vị cùng được xuất gia ngày 04 tháng 02 năm 1998 tại Làng Mai. Gia đình Cây Táo gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Khâm, Chân Linh Nghiêm, Chân Bi Nghiêm, Chân Pháp Dung, Chân Khánh Nghiêm, Chân Huyền Nghiêm, Chân Hân Nghiêm, Chân Pháp Nguyên, Chân Kính Nghiêm.
Cây Thốt Nốt (gia đình) Nhóm 21 vị cùng được xuất gia ngày 07 tháng 02 năm 2002 tại Làng Mai. Gia đình Cây Thốt Nốt gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Khôi, Chân Cơ Nghiêm, Chân Doanh Nghiêm, Chân Cần Nghiêm, Chân Chỉ Nghiêm, Chân Pháp Điền, Chân Thịnh Nghiêm, Chân Pháp Luân, Chân Pháp Nhẫn, Chân Cung Nghiêm, Chân Thi Nghiêm, Chân Pháp Thân, Chân Thần Nghiêm, Chân Pháp Tự, Chân Pháp Môn, Chân Pháp Hiển, Chân Việt Nghiêm, Chân Nho Nghiêm, Chân Pháp Chiếu, Chân Đàn Nghiêm, Chân Pháp Hữu.
Cây Trà My (gia đình) Nhóm 9 vị cùng được xuất gia ngày 12 tháng 02 năm 2001 tại Làng Mai. Gia đình Cây Trà My gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Chuyên, Chân Pháp Vinh, Chân Túc Nghiêm, Chân Pháp Trạch, Chân Quý Nghiêm, Chân Pháp Huy, Chân Cát Nghiêm, Chân Hành Nghiêm, Chân Pháp Duệ.
Cây Trầm Hương (gia đình) Nhóm 77 vị cùng được xuất gia ngày 3 tháng 3 năm 2007 tại tu viện Bát Nhã. Gia đình Cây Trầm Hương gồm các thầy và các sư cô: Chân Chiếu Nghiêm, Chân Pháp Cẩn, Chân Pháp Công, Chân Quế Nghiêm, Chân Phẩm Nghiêm, Chân Pháp Cử, Chân Pháp Chí, Chân Pháp Chứng, Chân Chương Nghiêm, Chân Minh Nghiêm, Chân Pháp Diễn, Chân Pháp Dương, Chân Quán Nghiêm, Chân Dụng Nghiêm, Chân Nghĩa Nghiêm, Chân Pháp Duy, Chân Nhãn Nghiêm, Chân Tiên Nghiêm, Chân Hiển Nghiêm, Chân Tuấn Nghiêm, Chân Khoa Nghiêm, Chân Thúy Nghiêm, Chân Tuyển Nghiêm, Chân Đài Nghiêm, Chân Thuyết Nghiêm, Chân Pháp Đài, Chân Tĩnh Nghiêm, Chân Thượng Nghiêm, Chân Hưng Nghiêm, Chân Viên Nghiêm, Chân Nhuận Nghiêm, Chân Pháp Đế, Chân Pháp Điều, Chân Pháp Đường, Chân Pháp Giải, Chân Xứng Nghiêm, Chân Hải Nghiêm, Chân Tựu Nghiêm, Chân Lạc Nghiêm, Chân Pháp Hảo, Chân Pháp Hoàn, Chân Vinh Nghiêm, Chân Hoằng Nghiêm, Chân Tạng Nghiêm, Chân Liên Nghiêm, Chân Lập Nghiêm, Chân Truyền Nghiêm, Chân Chung Nghiêm, Chân Huân Nghiêm, Chân Lưu Nghiêm, Chân Pháp Hiên, Chân Pháp Hoạch, Chân Khuyến Nghiêm, Chân Liệu Nghiêm, Chân Toàn Nghiêm, Chân Đăng Nghiêm, Chân Lãm Nghiêm, Chân Thuyên Nghiêm, Chân Huệ Nghiêm, Chân Pháp Hiện, Chân Lữ Nghiêm, Chân Nhiếp Nghiêm, Chân Ngộ Nghiêm, Chân Chúc Nghiêm, Chân Ngọc Nghiêm, Chân Luận Nghiêm, Chân Pháp Hợp, Chân Phượng Nghiêm, Chân Hoạt Nghiêm, Chân Tiếp Nghiêm, Chân Năng Nghiêm, Chân Nguyệt Nghiêm, Chân Pháp Khoa, Chân Trọng Nghiêm, Chân Tiến Nghiêm, Chân Toại Nghiêm, Chân Tùy Nghiêm. Cùng xuất gia với Cây Trầm Hương còn có các thầy và sư cô: Mãn Hướng, Mãn Luân, Mãn Hiện, Mãn Thức, Khánh Đạt, Đồng Phương, Quảng Biên, Nhuận Viên, Đồng Minh, Nhuận Tính, Quảng Hiện, Diệu Âm.
Cây Trúc (gia đình) Gồm các thầy Chân Pháp Thông, Chân Pháp Hòa, Chân Pháp Nghĩa cùng được xuất gia ngày 12 tháng 5 năm 1998 tại Làng Mai.
Cây Tùng (gia đình) Nhóm 4 vị cùng được xuất gia ngày 07 tháng 2 năm 1997 tại Làng Mai, gồm các thầy: Chân Pháp Sơn, Chân Pháp Kiên, Chân Pháp Hải, Chân Pháp Hội.
Cây Vô Ưu (gia đình) Nhóm 13 vị cùng được xuất gia ngày 07 tháng 07 năm 2003. Lễ truyền giới được tiến hành tại Làng Mai, đồng thời truyền qua mạng lưới Internet về chùa Đình Quán - Hà Nội. Gia đình Cây Vô Ưu gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Đệ, Chân Pháp Tập, Chân Lan Nghiêm, Chân Pháp Quang, Chân Thái Nghiêm, Chân Pháp Tịnh, Chân Khải Nghiêm, Chân Pháp Ngữ, Chân Khuê Nghiêm, Chân Pháp Lâm, Chân Pháp Toàn, Chân Bối Nghiêm, Chân Pháp Huân. 
 
Cây Vú Sữa (gia đình) Nhóm 19 vị cùng được xuất gia ngày 01 tháng 02 năm 2005 tại Việt Nam, trong khóa tu tăng ni tại chùa Hoằng Pháp, Hóc môn. Gia đình Cây Vú Sữa gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Nhã, Chân Sùng Nghiêm, Chân Pháp Toại, Chân Tánh Nghiêm, Chân Thẩm Nghiêm, Chân Phổ Nghiêm, Chân Pháp Ninh, Chân Pháp Chung, Chân Mặc Nghiêm, Chân Ứng Nghiêm, Chân Tập Nghiêm, Chân Giai Nghiêm, Chân Chí Nghiêm, Chân Mỹ Nghiêm, Chân Dung Nghiêm, Chân Tôn Nghiêm, Chân Duệ Nghiêm, Chân Pháp Anh, Chân Thao Nghiêm.
Cây Xoài (gia đình) Gồm sư cô Chân Trung Nghiêm, Chân Nhã Nghiêm và thầy Chân Pháp Âm cùng được xuất gia ngày 27 tháng 7 năm 1999 tại Làng Mai.
Cây Xoan (gia đình) Nhóm 12 vị cùng được xuất gia ngày 26 tháng 05 năm 2002 tại Làng Mai. Gia đình Cây Xoan gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Lộ, Chân Gia Nghiêm, Chân Liễu Nghiêm, Chân Hồng Nghiêm, Chân Trúc Nghiêm, Chân Pháp Lai, Chân Hiền Nghiêm, Chân Thanh Nghiêm, Chân Pháp Uyển, Chân Pháp Hành, Chân Trang Nghiêm, Chân Mai Nghiêm.
Cậu Đồng (sách) Một phóng tác kịch của Thầy Làng Mai từ vở hài kịch Le Tartuffe của Molière, do nhà Sen Vàng xuất bản năm 1958. Kịch này đã được Gia Đình Phật Tử Cầu Đất trình diễn mùa Xuân năm 1959. 
 
Chánh niệm (thuật ngữ, phép tu) Năng lượng giúp ta có mặt thật sự trong giây phút hiện tại và nhận diện được những gì đang xảy ra tại đây trong giây phút ấy. Năng lượng này nếu được duy trì sẽ làm phát sinh ra năng lượng chuyên chú, tập trung của tâm ý vào một đối tượng được lựa chọn, gọi là chánh định. Năng lượng chánh định nếu đủ hùng hậu sẽ giúp ta khám phá được thực chất của đối tượng kia, gọi là tuệ. Niệm, định và tuệ là ba năng lượng được chế tác trong khi tu tập. Chánh niệm được chế tác không những trong thời gian thực tập thiền ngồi, thiền đi, mà còn được chế tác trong bất cứ sinh hoạt nào của đời sống hàng ngày như tưới rau, rửa bát, giặt áo, nấu cơm, lái xe, lau nhà, ăn cơm, uống nước, làm việc, trong cả bốn tư thế đi, đứng, nằm và ngồi. Có năng lượng chánh niệm ta thật sự có mặt trong mỗi giây phút của đời sống hàng ngày và sống được sâu sắc những giây phút ấy. Chánh niệm giúp ta tiếp xúc được với những gì mầu nhiệm trong ta và xung quanh ta, những gì có khả năng nuôi dưỡng, trị liệu và chuyển hóa. Chánh niệm cũng giúp ta nhận diện và ôm ấp những niềm đau trong ta, để ta có thể làm vơi nhẹ chúng, và cùng với chánh định, giúp ta nhìn sâu vào thực chất của niềm đau để thấy được gốc nguồn của nó và do đó chuyển hóa được niềm đau. Chánh niệm là trái tim của thiền tập. Chữ Phạn là Smrti, chữ Pali là Sati, dịch sang tiếng Pháp là la pleine conscience, tiếng Anh là mindfulness, tiếng Đức là achksamkeit. Kinh căn bản dạy về chánh niệm là kinh Niệm Xứ, Satipatthana sutta.
Chanting from the Heart (sách) Một cuốn sách gồm tất cả các kinh và nghi thức căn bản theo truyền thống Làng Mai bằng tiếng Anh, tương đương với sách Nghi thức Tụng niệm Đại toàn tiếng Việt. Nhà xuất bản Parallax ấn hành tại Hoa Kỳ năm 2006. 
 
Chắp Tay Nguyện Cầu Cho Bồ Câu Trắng Hiện (sách) Một tập thơ của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Sài Gòn ấn hành năm 1965, họa sĩ Hiếu Đệ trình bày bìa. Tập thơ này khi đưa lên kiểm duyệt đã bị bỏ chỉ còn hai bài, sau đó được in chui không có giấy phép. Tập thơ có nhiều bài được gọi là thơ phản chiến (anti-war poetry) vì diễn tả được nỗi khổ đau của chiến tranh và ước vọng hòa bình của dân chúng, nên đã bị cảnh sát của chế độ Sài Gòn tịch thu
Chắp tay trong chánh niệm (phép tu) Gặp nhau trong khuôn viên Làng Mai, ta chắp tay xá nhau trong chánh niệm. Chắp hai tay lên thành búp sen, ta thầm niệm “Sen búp xin tặng người”. Cúi xuống trước người đối diện, ta thầm niệm “Một vị Bụt tương lai”. Ta làm động tác này với tất cả sự cung kính, dù là với một em bé, bởi vì em bé cũng có tính Bụt trong tâm. Chắp tay và xá như thế, ta tiếp xúc được với Phật tính trong ta và trong người đối diện, đồng thời ta cũng giúp người ấy làm như thế. Đây không phải là lễ nghi ước lệ mà là một sự thực tập.
Chân An Bình (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Lâm Xuân Thời, quốc tịch NaUy. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Tâm an thế giới sẽ bình. Núi xanh từ buổi đăng trình vẫn xanh. Tinh chuyên nguyện mãn công thành. Về nơi suối ngọt cây lành năm xưa.
Chân An Hải (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ, tên Ger Levert. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng như sau: Trăng rằm mỉm nụ bình an. Hải triều vọng tiếng hân hoan đón mời. Xuân về liễu biếc hoa tươi. Biển xanh sóng lặng ra khơi thuyền từ.
Chân An Hành (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Sue Bridge, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: An nhiên trên nẻo thiền Hành. Mây hồng mời gọi trời xanh đón chào. Đêm nay mở hội ngàn sao. Trăng đi theo nước cùng vào đại dương.
Chân An Nguyên (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Marjolijn Van Leeuwen, người Hòa Lan. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: An vui tìm lại uyên Nguyên. Trăng treo lối cũ về miền thảnh thơi. Ngựa ăn cỏ tuyết trên đồi. Mài gươm bên suối, tiếng cười âm vang.
Chân An Niệm (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Ernestine Enomoto, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Bước chân thuần nhất trong An Niệm. Đầu ngõ tan sương nguyệt sáng lòa. Túc trái tiền oan rơi rụng hết. Một vùng mây nước đẹp bao la. 
 
Chân An Quang (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Rochelle Griffin, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau: An trú nơi hiện pháp. Quang minh chiếu đại thiên. Lắng nghe đời than thở. Từ ái tỏa chân thiền. 
 
Chân An Thừa (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Jan Boswijk, người Hòa Lan. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau: Bước đi từng bước chân An lạc. Thượng thừa mở lối tới đài sen. Khúc hát mùa xuân vang bất tuyệt. Hào quang đại địa chiếu tam thiên.
Chân An Trú (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Francoise Pottier. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Bản môn chốn ấy an lành. Trú trong hiện pháp anh linh tuyệt vời. Nhìn ra thiên địa tinh khôi. Vén màn đêm, thắp sáng trời tương lai.
Chân Ấn Đức (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Charles Al Lingo, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng như sau: Diệu trì hiện nguyệt ấn. Đức cảnh lộ chân nhân. Thù đồ quy nhất điểm. Giới định dĩ nghiêm thân.
Chân Bản Nguyên (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Peggy Rowe, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Bản môn nở giữa lòng sen thắm. Nguyên vẹn trăng thề trải mấy thu. Tuyết chở sương che tường giới định. Hoa đào năm ngoái thắm như xưa.
Chân Bảo (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Reed Caitriona, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tăng ở khắp chốn. Bảo sát tại trong lòng. Nụ cười vừa nhẹ chớm. Thanh thoát khoảng trời trong.
Chân Bảo Bi (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Seija Mauro, người Phần Lan. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng như sau: Tìm thấy bảo châu trong vạt áo. Trái tim bi nguyện vẫn còn nguyên. Sáu chiếc tay chèo theo nhịp sóng. Đèn tâm tiếp nối lửa chân truyền
Chân Bảo Châu (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Patricia Hunt-Perry, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Bảo kiếm trao tay một sáng thu. Châu về hợp phố thỏa nguyền xưa. Rừng tía bụi hồng nay đã một. Giang đầu liễu gọi có oanh thưa.
Chân Bảo Địa (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Shalom, người Tân Tây Lan. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng như sau: Hạt giống gieo trồng nơi Bảo Địa. Đây rồi cơ hội thấm mưa Xuân. Ngày đêm an trú trong địa xúc. Khắp miền hoa nở sáng chân tâm.
Chân Bảo Niệm (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Cheryll Ann Maples, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng như sau: Tam bảo nương vào chuyên nhất niệm. Hành trì giới định đạt tâm an. Vườn xưa đào lý đua nhau nở. Dấu chân đại sĩ vẫn chưa mòn.
Chân Bảo Thể (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Ilona Schmied, người Đức. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau: Lên chơi ngọn bảo sơn. Tìm ra nguồn chân Thể. Hai tay ôm mây hồng. Hát ca mừng nhân thế.
Chân Bảo Tích (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, pháp danh Tâm Cao Phong, tên Thân Trọng Nguyên. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Mỗi bước đưa về kho Bảo Tích. Nương hơi thở nhẹ tới Lam điền. Sáng nay nghe tiếng hoàng oanh gọi. Thông rung trống kệ, hải triều lên.
Chân Bi Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Johnson Wendy, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tính luôn từ ái. Bi Nghiêm hạnh nguyện đầu. Chốn kỳ viên chăm sóc. Xanh tốt vạn đời sau.
Chân Bi Tu (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Eevi Elizabeth Beck, người Na Uy. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng như sau: Pháp môn hé cánh từ bi. Công phu tu luyện độ trì nhân gian. Giới hương tỏa ngát hoa Đàm. Mây bay đầu ngõ, sương tan cuối trời.
Chân Bồ Đề (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Văn Minh. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tâm gốc rễ vẫn tài bồi. Bóng mát bồ đề rợp khắp nơi. Then cửa nhiệm màu tay nắm giữ. Nhìn trong hiện pháp thấy tương lai.
Chân Cảm Ứng (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Karl Riedl, người Đức. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tu tạo chân lực. Cảm Ứng xuất vạn năng. Trí bi tráp lưỡng dực. Bằng trình siêu vạn tầm.
Chân Cơ (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Trịnh Đình Tấn. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1990 với bài kệ truyền đăng như sau: Chân ý ngàn đời vẫn sáng trong. Cơ duyên đốn ngộ ở ngay lòng. Một thấy trời cao lồng lộng sáng. Tha hồ mây bạc cứ thong dong.
Chân Diệu Từ (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Helga Riedl, người Đức. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân niệm thường an trú. Diệu Từ là nguồn vui. Hạt xuân gieo bất tận. Hoa nở độ muôn người.
Chân Diệu Ý (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Silvia Lombardi. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang với bài kệ truyền đăng như sau: Chân như tìm diệu ý. Lắng nghe tiếng hải triều. Dựng xây tình huynh đệ. Đồi thế kỷ cùng leo.
Chân Đắc (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Kotler Arnold, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1990 với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tông không Bắc cũng không Nam. Đắc pháp truyền tâm thánh chuyển phàm. Thông điệp từ bi về vạn nẻo. Nối liền Tịnh Độ với nhân gian.
Chân Đại Âm (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Larry Ward, người Mỹ-Phi. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Đại cổ vừa rung tiếng sấm ran. Âm thanh chấn động ánh trăng vàng. Bốn phương chiếu dụng tâm thuần nhất. Tiếng cầm tiếng sắt vẫn hiên ngang.
Chân Đại Đồng (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Manfred Folkers, người Đức. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau: Đại địa trình kiến giải. Đồng tâm mạch sống dâng. Bảo tháp Như Lai hiện. Năm sắc chói tường vân.
Chân Đại Kiều (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Lisi Hà Vĩnh. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Đại nghĩa xưa nay vững một lòng. Vượt muôn Kiều lộ bước thong dong. Hành vân lưu thủy chân thường tại. Hát khúc vô sinh mỗi sáng hồng.
Chân Đại Tập (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Murray Corke. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau: Đại hành vừa chuyển pháp luân. Năm châu vân tập xa gần ngợi khen. Thiền ca một khúc tấu lên. Địa cầu chấn động, chư thiên chúc mừng.
Chân Đại Tuệ (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Hà Vĩnh Thọ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Chí lớn nam nhi hướng đại đồng. Tài bồi Tuệ nghiệp rạng tông phong. Lòng đất hạt thương lên tiếng gọi. Rực rỡ hoa đào đón gió đông.
Chân Đại Ứng (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Jerry Brazza, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Đại bi suối ấy đã lên đường. Ứng hiện muôn ngày ức hóa thân. Dạt dào thấm nhuận cơn mưa pháp. Đất lành gieo mãi hạt yêu thương.
Chân Đại Ý (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Stefano Carboni, người Ý. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang với bài kệ truyền đăng như sau: Huyền môn trình đại ý. Diệu pháp đã lên đường. Đông Tây vốn là một. Mở lối Hiểu và Thương.
Chân Đăng (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Kiera Eileen, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1990 với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tính nào đâu có bớt thêm. Đăng tâm nối sáng lửa chân truyền. Biển Đông một sáng bừng trang sử. Mặt trời trí tuệ chiếu tam thiên.
Chân Đạo (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Jean-Pierre Maradan. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tướng vốn là vô tướng. Đạo mầu trăng dạo thái không. Chim hót vọng từ đỉnh núi. Thông reo pháp diễn diệu âm.
Chân Đạo Hành (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, pháp danh Tâm Vô Tướng, tên Hoàng Khôi, người Việt Nam quốc tịch Úc. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Đạo xưa tìm thấy nẻo vô Hành. Thanh khí tương tầm dặm liễu xanh. Hoa đào suối cũ còn nguyên đó. Ngửng đầu bắt gặp ánh trăng thanh.
Chân Đạo Trị (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam, tên George Giroud. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1996 trong đại giới đàn Nến Ngọc với bài kệ truyền đăng như sau: Đạo tâm khơi mở nguồn an lạc. Trị thế không ngoài hiểu với thương. Tiếp nối đèn tâm truyền pháp lạc. Soi chiếu ngày mai lối tỏ tường.
Chân Đạt (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Hữu Chí, người Việt Nam quốc tịch Úc. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tính luôn có mặt. Đạt ngộ trong tầm tay. Ngồi yên vững như núi. Ngoài kia trăng sáng đầy.
Chân Định Trú (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Joseph Emet, người Canada. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Về đây ổn Định tâm ta. Về đây an Trú một nhà tăng thân. Đếm chi số cát sông Hằng. Triều âm đã động, chim bằng tung mây.
Chân Đức (tên gọi). Xem Đức Nghiêm
Chân Đức Âm (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Lê Phương Chi. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Hãy lắng lòng nghe khúc Đức Âm. Hải triều xô vỡ khối trần tâm. Bụi hồng khép lại sau khung cửa. Rừng tía đây rồi hiện pháp thân. Xem thêm Song Nghiêm.
Chân Đức Nhãn (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ, tên Chung Minh Fei. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Đức hậu đương xuân phương thảo thịnh. Nhãn minh vô xứ bất tri huyền. Dạ quang nguyệt sắc vô nhân tảo. Nhất kiến đào hoa sự lý thuyên.
Chân Đức Từ (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Brendan Sillifant, người Tân Tây Lan. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Non cao lập Đức càng cao. Biển sâu Từ ái không đào cũng sâu. Phút giây hiện tại nhiệm màu. Uổng công tìm kiếm nơi đâu nhọc lòng?
Chân Giác Hoa (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Jane Coates Worth. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau: Giác Hoa nở khắp mọi miền. Thênh thang gió đẩy hương thiền xa bay. Tăng thân tụ hội đông đầy. Phật tâm nam bắc xưa nay vẫn đồng.
Chân Giác Thọ (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Bettina Romhardt, người Đức. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau: Giác Thọ dâng hoa trái. Gốc rễ càng vững bền. Dòng thiêng còn tiếp nối. Khí hùng lực vô biên.
Chân Giác Xứ (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Leslie Rawls, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Giác tính thời thời năng thật trú. Tâm tư xứ xứ đắc an bình. Vô đắc môn khai chân tự tại. Bất lao khổ tụng liễu tâm kinh.
Chân Giải Thoát (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Schaibly Robert, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng như sau: Chân đạo từ tâm tỏ. Giải Thoát cảnh hiện tiền. Sóng sinh tử vừa lặn. Trăng sáng rọi ngoài hiên.
Chân Giới Hương (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Annabelle Zinser, người Đức. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau: Thiền duyệt tâm thành đốt Giới Hương. Lửa hồng bếp cũ ấm hơi sương. Hồng chung ngân rã trần gian mộng. Muôn hướng về chung một nẻo đường.
Chân Hành Trì (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Travis Masch, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Vững tin nơi pháp Hành Trì. Nước non đá tạc vàng ghi có ngày. Hỏi thăm những nước cùng mây. Lời lời châu ngọc giải bày thế gian.
Chân Hảo (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ, tên Nguyễn Đào Như Tuyền. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân và tục hai đế. Hảo tướng thường viên dung. Từng bước trên đất thật. Pháp giới sáng vô cùng.
Chân Hiện Quán (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Trung Quân. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng như sau: Phút giây Hiện tại vừa tham Quán. Trăng thu đã dọi sáng bên thềm. Bài hát bản môn tuôn bất tuyệt. Vườn xưa đào lý nở trang nghiêm.
Chân Hòa (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Eveline Beumkes. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tăng là vùng nương náu. Hòa bình tỏa rạng mai sau. Đại bàng xòe hai cánh rộng. Bóng che mát quả địa cầu.
Chân Học (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Martin Pitt. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân pháp duy thân chứng. Học đạo cần nhất tâm. Rừng thiền muôn chim hót. Hoa nở hiện chân nhân.
Chân Hộ Tăng (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Pritam Singh, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng như sau: Nguyền xưa bảo Hộ Tăng thân. Trời xưa đã sáng hương trầm nhẹ bay. Biển xưa chẳng có vơi đầy. Vườn xưa xanh tốt hạt cây nảy mầm.
Chân Hội (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Tấn Hồng, người Việt Nam quốc tịch Hoa Kỳ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1990 với bài kệ truyền đăng như sau: Chân lý trao truyền qua ngõ tâm. Hội giải siêu nhiên vượt dị đồng. Hạt giống bồ đề gieo rải khắp. Ngại gì hai nẻo sắc và không.
Chân Huy (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Trần Minh Dũng. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tâm một biểu lộ. Pháp giới sẽ quang Huy. Tuệ nhật chiếu thật địa. Thong dong từng bước đi.
Chân Huyền (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Hà Dương Đỗ Quyên, người Việt Nam quốc tịch Hoa Kỳ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Chân pháp vang rền tiếng diệu âm. Huyền cơ soi thấu khối sơ tâm. Một buông pháp giới bừng hương sắc. Linh Thứu tuy xa cũng thật gần.
Chân Hương Sơn (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Ann Johnston, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng như sau: Vầng trăng trên biển bạc. Đã về ngự Hương Sơn. Sóng không sinh chẳng diệt. Mưa biển lại về nguồn.
Chân Hướng (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Lawler John Joseph, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng như sau: Chân nhân thường đối diện. Một Hướng nẻo đại đồng. Nắm tay nhau cùng bước. Khúc hát trời rạng đông.
Chân Hữu (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Gia Nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Chân Hữu là đây một cánh tay. Tình sông nghĩa biển lượng đong đầy. Dậu thu vừa nảy dò sương ấy. Thiền trà hương ngát chén hồng mai.
Chân Hỷ Căn (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Nongluck Somri, người Thái Lan. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang với bài kệ truyền đăng như sau: Thực tập từ bi nuôi hỷ xả. Hành trì định tuệ nối căn duyên. Hơi thở bước chân tròn chánh niệm. Pháp thân sáng rỡ nối chân truyền.
Chân Khai (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Laurie Lawlor, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tình tô thắm nước cùng mây. Khai bút trời xuân hương thắm bay. Tuổi ngọc thấm nhuần ơn giáo dưỡng. Pháp thân tỏa chiếu nước non này.
Chân Không (tên gọi) Xem Không Nghiêm.
Chân Kính (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ, nam tên David Dimack, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Chân như trúc tím hoa vàng. Thủy chung một niệm muôn vàn Kính thương. Sao mai vừa hiện tỏ tường. Ý đầu tâm hợp muôn phương thái hòa.
Chân Lạc Thi (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Joanne Friday, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng: Hương quốc đi về an Lạc. Thi ân chẳng bận lòng ai. Huệ lan một nhà sực nức. Từ bi tiếp xử muôn loài.
Chân Linh Thông (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Barbara Caseys, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng: Đường về Linh Thứu hoa sen nở. Thông đạt nguồn tâm đuốc Tuệ soi. Bếp hồng lửa ấm ngày đông giá. Một kho chữ nghĩa sáng sao trời.
Chân Lương (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, pháp danh Tâm Chất, tên Nguyễn Bạch Mai. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân pháp một lần khám phá. Lương y sẵn có trong nhà. Đạt tới mùa xuân chuyển hóa. Công phu chỉ tại lòng ta.
Chân Lượng (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Fred Eppsteiner, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân quán luyện thành ngọc báu. Lượng từ che chở cho nhau. Cánh cửa vô sinh đã hé. Nhất tâm thành tựu đạo màu.
Chân Minh Đăng (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Hữu Xương. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Minh châu vạt áo đẹp tinh khôi. Đăng hòa mười năm đã sáng trời. Cơ nghiệp tổ tiên cùng dựng lại. Vườn xưa đào lý vẫn xinh tươi.
Chân Minh Đức (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Trần Kim Quế. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Minh thấy vô minh chúm chím cười. Ðức nhà phân phát đủ muôn nơi. Huệ lan sực nức vườn xuân mới. Bước chân đem tới một trời vui.
Chân Minh Trí (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Hồ Văn Quyền. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Đông sơn vừa lộ ánh quang minh. Trí đã bừng câu tráng sĩ hành. Khánh bạc chuông vàng phương tiện cũ. Đường mây cao vút cánh chim xanh.
Chân Minh Tuệ (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Viên, người Việt Nam quốc tịch Hoa Kỳ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Quang Minh vầng nhật chiếu trời sương. Trí tuệ bừng lên tỏ ngọn nguồn. Diệu khúc muôn đời nên cử xướng. Đường về quê cũ rạng yêu thương.
Chân Môn (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Svein Myreng, người Na Uy. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân nghĩa hùng lực lớn. Môn lưu ngàn thuở truyền. Thân và tâm nhất quán. Diệu pháp thường có duyên.
Chân Mỹ (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Nguyễn Thị Tuyết Mai. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Chân như cười nhẹ khung trời nắng. Mỹ diệu trăng lồng một biển thu. Mây trắng đường xưa luôn biểu hiện. Lối về quê cũ đẹp như thơ.
Chân Nghĩa (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, pháp danh Tâm Khai Ngộ, tên Lê Văn Đán. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Chân Nghĩa thượng thừa mong liễu ngộ. Thiền trà nên cạn chén hồng mai. Long lanh đáy nước trăng vàng chiếu. Một thiên tuyệt bút để dành ai.
Chân Ngộ (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Duy Vinh. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân nhân trước mặt cười không nói. Ngộ đạo ngồi nhìn mây trắng bay. Trúc tím hoa vàng bày diệu hữu. Trăng trong mây bạc vẫn còn đây.
Chân Nguyên (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Cynthia Jurs. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân giác không ngoài cõi diệu tâm. Nguyên lưu vằng vặc ánh trăng rằm. Lắng nghe được tiếng hoa đào nở. Sẽ thấy trần gian Bụt giáng lâm.
Chân Nguyện (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Công Huyền Tôn Nữ Huyền Châu. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân giải ý thâm diệu. Nguyện phát túc siêu phương. Cước lập bản môn địa. Ưng liễu thế vô thường. Xem thêm Quy Nghiêm.
Chân Nguyệt Quang (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Claudia Weiland. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân nhật phá mây sầu ám. Nguyệt Quang tiếp xúc địa cầu. Tăng thân bước về một hướng. Ngàn đời ta vẫn còn nhau.
Chân Nguyệt Tâm (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Terry Barber, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Lung linh bóng Nguyệt soi thềm. Cõi Tâm mở sáng đêm đêm ngân hà. Nhiệm mầu tiếng hạc bay qua. Vén mây trông rõ phá tòa nguyên sơ.
Chân Pháp (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Peen Kristen. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tính không sinh diệt. Pháp giới vẫn hiện tiền. Nước cam lồ một giọt. Rửa sạch mọi tiền khiên.
Chân Pháp Kiều (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Richard Brady, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Mưa pháp thấm nhuần cõi đất tâm. Đại Kiều mong nối lại tình thâm. Một sân hòe quế ngày chăm bón. Sạch hết bao nhiêu lớp cát lầm.
Chân Pháp Lực (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Rowan Conrad, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau: Tương thử sơ tâm chân Pháp Lực. Tiếp độ lục đạo chư quần mê. Chưởng thượng minh châu thường quảng nhiếp. Năng linh u xứ hướng bồ đề.
Chân Pháp Nhãn (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Karl Schmied, người Đức. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân quán vừa tùy thuận. Pháp Nhãn đã trao truyền. Trên đường về tự tại. Cười dứt vạn trần duyên.
Chân Quả (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ, tên Nora Houtmann De Graaf. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tính không sinh diệt. Quả báo trong tầm tay. Không đi cũng không tới. Cõi tâm trăng sáng đầy.
Chân Quang (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Therese Fitzgerald, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tính vốn là ánh sáng. Quang minh soi chiếu tỏ tường. Đất tâm gieo hạt giống quý. Hoa đàm nở ngát mười phương.
Chân Quang Đạo (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên John Barclays. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng như sau: Hào Quang sáng tỏ ngời chân Đạo. Hàng vạn bông hoa ngoảnh mặt nhìn. Từng bước thảnh thơi trên cõi Tịnh. Từng hơi thở nhẹ chở niềm tin.
Chân Quang Lâm (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, pháp danh Firm Virtue of the Source, tên Tony Mills. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng như sau: Quang minh vầng nguyệt chiếu Lâm tuyền. Lặng lẽ tinh cầu quán đại thiên. Cát tường nở trắng bông tinh khiết. Thế giới ba ngàn đứng lặng yên.
Chân Sắc (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Bossert Judith. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1990 với bài kệ truyền đăng như sau: Chân nguyên nước tĩnh tưới trần gian. Sắc khác gì không, pháp bảo đàn. Gió sớm mây hồng tuyên Bát Nhã. Hoa cười ngọc thốt vẫn đoan trang.
Chân Sinh (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Hoàng Phúc. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân như là bản môn. Sinh diệt nào động tới? Thức dậy sớm mai hồng. An nhiên không chờ đợi.
Chân Thành Tựu (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ, tên Marcel Geisser. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân pháp chỉ là một. Thành Tựu có muôn đường. Tâm từ trùm pháp giới. Gia nghiệp khéo thừa đương.
Chân Thắng Giải (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Patrick Lacoste. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Phúc duyên thù Thắng nơi đây. Lòng riêng một tấc Giải bày núi sông. Mới hay thanh khí tương tầm. Vàng gieo đáy nước cây lồng bóng sân.
Chân Thâm Hạnh (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Marc Puissant, người Pháp. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Chân kinh hàm chứa nghĩa cao Thâm. Hạnh giải vang lừng khúc phạm âm. Biển khổ thuyền từ dong một lá. Nhờ tay tế độ vớt trầm luân.
Chân Thâm Tuệ (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Châu Yoder, người Việt Nam quốc tịch Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Một đi về hướng cao Thâm. Vun bồi Tuệ giác, chuyên cần sớm trưa. Ra công học đạo chân thừa. Vườn tâm xanh tốt bốn mùa nở hoa.
Chân Thật (tên gọi) Vị đệ tử út của tổ Cương Kỷ tăng cang chùa Từ Hiếu, pháp danh Thanh Quý, bổn sư của Thầy Làng Mai. Tổ được sư huynh Tuệ Minh phó pháp truyền đăng với bài kệ sau đây: Chân Thật duy tùng thể tính không. Thâm cùng vọng thức bản lai không. Thỉ tư thị vật nguyên vô vật. Diệu dụng vô khuy chỉ tự công.
Chân Thật Đạo (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, pháp danh Tâm Hiền, tên Shantum Seth, người Ấn Độ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Quán tâm Thật tướng tợ trăng rằm. Đạo cũng tâm mà cảnh cũng tâm. Sông Hằng cát trắng ai ngồi đếm? Môi bé thơ cười giữa Trúc Lâm.
Chân Thiện (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Lynn Fine, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân ý không nề biên giới. Thiện căn ở tại lòng ta. Tình nghĩa hai bờ trọn vẹn. Chiếu soi đuốc sáng Phật đà.
Chân Thiện Căn (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Đỗ Văn Hòa. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng: Chân tính vốn nguồn gia bảo. Thiện căn ở tại trong lòng. Tam bảo thuyền từ bảo hộ. Mặt trời rạng rỡ phương đông.
Chân Thiện Sinh (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Elisabeth Ann Wood, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Nga mi sương giải niềm Chân Thiện. Mỹ diệu trăng lồng ý độ Sinh. Đốt cháy thành sầu đây đuốc tuệ. Một trời mây nước chiếu quang minh.
Chân Thuyên (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Đỗ Trọng Lễ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Tình sông nghĩa núi, khối chân tâm. Thuyên giải thiền cơ xướng phạm âm. Nắng lên soi thấu trời phương ngoại. Trăng thề còn đó, ngọc thành văn.
Chân Thừa (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Harrison Hoblitezelle. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng như sau: Chân nguyên duy có một. Thừa đâu phải là ba? Một bước vào pháp giới. Soi rạng cõi ta bà.
Chân Tiếp (tên gọi) Một vị giáo cư sĩ nữ, tên Halifax Joan, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1990 với bài kệ truyền đăng như sau: Chân quả hình thành tự thủa xưa. Tiếp độ công phu của thượng thừa. Trí sáng xoay về soi bản thể. Sẵn thuyền Bát nhã đón rồi đưa.
Chân Tính Không (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Vũ Thị Dung. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Chân kinh thường trì tụng. Tính Không trăng hiện tiền. Tai ương rơi rụng hết. Bến giác cùng bước lên.
Chân Tịnh (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Larry Rosenberg, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng như sau: Chân không là chân sắc. Tịnh ý tức tịnh thân. Siêu việt được năng sở. Chi sá đám bụi hồng.
Chân Tịnh Giới (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Trọng Phu. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tâm là ánh sáng. Tịnh Giới cõi trang nghiêm. Pháp đăng soi nhật dụng. Ấn Bụt mãi lưu truyền.
Chân Tịnh Nhãn (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Văn Kỳ Cương. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân thân là Phật độ. Tịnh Nhãn chuyển ta bà. Trên bùn sen ngọc nở. Bến giác chở người qua.
Chân Trí (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Bá Thư, người Việt Nam quốc tịch Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng như sau: Chân nguyệt thường lặng chiếu. Trí cảnh vẫn dung thông. Lối về soi chánh niệm. Thắp sáng một mai hồng.
Chân Trí Cảnh (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Mitchell Ratner, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng như sau: Tỉnh giấc kê vàng Chân Trí sinh. Muôn ngàn Cảnh giới sáng lung linh. Rừng tía thảnh thơi ngồi tĩnh lự. Thanh sơn nhẹ bước thỏa chân tình.
Chân Truyền (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, pháp danh Tâm Điểm, tên Đinh Thị Vân Khanh. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tính là cam lộ. Truyền đạt vốn từ nguồn. Một lòng chuyên hướng thượng. Niềm an lạc trào tuôn.
Chân Tuệ (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Hữu Lợi. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1990 với bài kệ truyền đăng như sau: Chân trí soi vào cõi huyễn mê. Tuệ giác bừng lên tỏ lối về. Giây phút đại bàng vừa vỗ cánh. Sá gì mấy vạn dặm sơn khê.
Chân Tuệ Hương (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, pháp danh Tâm Tương Tri, tên Hoàng Dung, người Việt Nam quốc tịch Úc. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Giới định hương và trí Tuệ Hương. Quê xưa giáp mặt lộ chân thường. Tình sông nghĩa biển sâu dài lắm. Dậu thu vừa mới nảy dò sương.
Chân Tuệ Lưu (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Odette Bauweleers. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Nhiệm màu dòng Tuệ luân Lưu. Trăng vàng đã hiện trên đầu núi xanh. Sẵn gươm tuệ giác bên mình. Thảnh thơi hạc trắng, mặc tình rong chơi.
Chân Tuệ Ngạn (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên William Menzas, người Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Trí tuệ đưa về nơi bỉ ngạn. Ðất thiêng vọng tiếng hải triều lên.
Tốt tươi hồng lục xuân thường tại. Mỗi bước chân ngời đóa thủy tiên.
Chân Tuệ Thân (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Ian Prattis, người Canada. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Đuốc Tuệ bừng lên rạng pháp Thân. Trong mây xa có hạt mưa gần. Vòng tay nhận thức ôm năng sở. Một đóa trà mi nở trước sân.
Chân Tuệ Tu (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Adrianna Rocco, người Ý. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau: Sự nghiệp duy hướng Tuệ. Mây tuyết thuận đường Tu. Tịnh độ trong từng bước. Sen nở ngát xuân thu.
Chân Tuệ Uyển (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Võ Thị Minh Tri, người Việt Nam quốc tịch Pháp. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Tài bồi Tuệ Uyển trăm hoa. Minh tri hạnh ấy cũng là tương tri. Nước non lắng tiếng Chung Kỳ. Bè từ vượt khỏi sông mê khó gì?
Chân Từ Hạnh (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ, tên Gioacchino Difeo. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Sen quê nở ngát hương Từ. Trăng vàng Hạnh nguyện năm xưa sáng đầy. Lời nguyền đỉnh báu hương bay. Cho thân ngữ ý diễn bày Phật tâm.
Chân Từ Nhãn (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ, tên Jorgen Hannibal. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân quán thanh tịnh quán. Từ Nhãn nhìn chúng sanh. Thầy hay có linh dược. Không bệnh nào không lành.
Chân Từ Ý (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Diana Petech. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang với bài kệ truyền đăng như sau: Từ ý mây lành dâng bốn hướng. Dòng mưa Cam lộ rưới tình thương. Năm tháng công phu nuôi giới định. Tăng thân bảo hộ, nguyện lên đường.
Chân Tự Tại (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, pháp danh Tâm Bảo Ấn, tên Đặng Phước Nhường. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Liễu biếc oanh vàng chân Tự Tại. Gió quang mây tạnh đã an bài. Châu về hợp phố trong thanh khí. Sân ngoài tuyết điểm một nhành mai.
Chân Văn (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Đỗ Quý Toàn. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Chân Văn huyền ý cao sâu. Về đây khai ngộ ném châu gieo vàng. Ngại gì bèo hợp mây tan. Một trời phong nguyệt rõ ràng đôi ta.
Chân Viên Dung (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Nguyễn Văn Tuyến, người Việt Nam quốc tịch Canada. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Lắng lòng nghe thấu Viên âm. Ấn thiêng tam muội Dung thông nhiệm màu. Đường về quê cũ xưa sau. Trí bi nguyện mãn bắc cầu độ sinh.
Chân Viên Minh – Chân Viên Giác (tên gọi) Hai vợ chồng giáo thọ cư sĩ, tên Jacques Gaudin và Jacqueline Gaudin, người Pháp. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Viên Minh tỏa chiếu nguyệt trời cao. Tuệ Giác xua tan bóng khổ sầu. Cùng đến cùng đi trên đất tịnh. Đá mòn sông cạn vẫn còn nhau.
Chân Viên Thành (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nam, tên Tư Đồ Minh. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 với bài kệ truyền đăng như sau: Biến kế buông rồi sáng cõi tâm. Viên Thành tự tánh hiện ba thân. Giọt nắng mùa thu mang viễn vọng. Xuân về rạng rỡ chốn non sông.
Chân Vị (tên gọi) Xem Vị Nghiêm.
Chân Y (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ , tên Barry Roth. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích với bài kệ truyền đăng như sau: Chân nguyện là chân đạo. Y vương tức Pháp vương. Dưới cội bồ đề mát. Có pháp tọa kim cương.
Chân Ý (tên gọi) Một vị giáo thọ cư sĩ nữ, tên Nguyễn Anh Hương, người Việt Nam quốc tịch Mỹ. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ với bài kệ truyền đăng như sau: Chân tâm ươm hạt quý. Ý vun bón vườn nhà. Thanh thản cùng năm tháng. Lòng đất tự đơm hoa.
Chấp tác (thuật ngữ, phép tu) Làm việc trong chánh niệm. Những công việc như dọn dẹp thiền đường, chăm sóc vườn rau, nấu cơm, lái xe, giặt giũ, chăm sóc thiền sinh,... tất cả đều là chấp tác. Các công việc cần được làm trong chánh niệm và niềm vui, vì đây là cơ hội để chế tác chánh niệm và phụng sự tăng thân, đem niềm vui và tiện nghi đến cho tăng thân để tăng thân có đủ điều kiện tu học.
Chấp tác ba xóm (sinh hoạt) Buổi thiền làm việc chung của đại chúng cả ba xóm bốn chùa Làng Mai tại một xóm để giúp công việc cho xóm đó. Đại chúng làm việc với tinh thần không phân biệt, coi công việc của một xóm cũng là công việc của cả tăng thân nên ngày chấp tác ba xóm đầy niềm vui và là ví dụ rất cụ thể về xây dựng tình huynh đệ.
Chất Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1978, tập sự xuất gia năm 2007 (29 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 20 tháng 09 năm 2008 (30 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Quảng Duyên, pháp tự Chân Chất Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Trắng. Là đệ tử thứ 553 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chất Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Châu Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Mỹ-Phi, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1974, tập sự xuất gia năm 1999 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 4 tháng 12 năm 1999 (25 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Bringing Peace and Joy Of The Heart, pháp tự Chân Châu Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Anh Đào. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 1 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Nhận truyền đăng năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối với bài kệ truyền đăng:  
Tìm được bảo châu tà áo cũ. 
Khắp nơi đại địa bỗng trang nghiêm
Chín tầng năm sắc mây vừa hiện. 
Tiếp nhận trên tay đạo chính truyền. 
 Là đệ tử thứ 98 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Châu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Châu Toàn (tên gọi) Vị giám đốc điều hành thứ hai của trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, trụ trì chùa Trúc Lâm, Gò Vấp, đệ tử của thiền sư Mật Thể.
Chí Mãn (tên gọi) Một trong những vị đệ tử xuất gia của tổ Thanh Quý Chân Thật, pháp danh Trừng Viên, trụ trì chùa Pháp Vân, Đà Nẵng.
Chí Mậu (tên gọi) Một trong những vị đệ tử xuất gia của tổ Thanh Quý Chân Thật, pháp danh Trừng Tuệ, giám tự tổ đình Từ Hiếu. Được Thầy Làng Mai phó pháp truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng như sau: Công phu Chí quả nuôi từ quán. Nẻo về thịnh Mậu núi Dương Xuân. Quyết tâm nuôi lớn tình huynh đệ. Đất thiêng rạng rỡ bước siêu trần.
Chí Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1986, tập sự xuất gia năm 2004 (18 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 1 tháng 2 năm 2005 (19 tuổi) tại chùa Hoằng Pháp, Việt Nam, pháp danh Tâm Hải Tâm, pháp tự Chân Chí Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Vú Sữa. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 1 năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 232 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chí Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Chí Niệm (tên gọi) Một trong những vị đệ tử xuất gia của tổ Thanh Quý Chân Thật, pháp danh Trừng Trì, giám tự tổ đình Từ Hiếu.
Chí Thắng (tên gọi) Một trong những vị đệ tử xuất gia của tổ Thanh Quý Chân Thật, pháp danh Trừng Sơn, trụ trì chùa Phước Thành, Huế.
Chí Viên (tên gọi) Một trong những vị đệ tử xuất gia của tổ Thanh Quý Chân Thật, pháp danh Trừng Dũng, trụ trì chùa Linh Phong, Nha Trang.
Chỉ (phép tu) Chỉ tức là dừng lại. Dừng lại sự tán loạn, dừng lại sự quên lãng. Dừng lại để tập trung tâm ý vào một đối tượng (để mà xét nghiệm đối tượng đó). Dừng lại để sống trong giây phút hiện tại, để ý thức những gì đang diễn ra trong giờ phút hiện tại. Để thực hiện sự tập trung tâm ý, hành giả thực tập phép đếm hơi thở, hay theo dõi hơi thở. Trong khi thở, ta để hết tâm ý vào hơi thở. Hơi thở cần nhẹ nhàng, khoan thai và liên tục như một dòng nước nhỏ chảy trong cát mịn. Khi thở vào, ta biết là ta đang thở vào. Khi thở ra, ta cũng thở nhẹ nhàng, khoan thai và liên tục. Thở tới đâu thì biết tới đó. Đời sống hàng ngày có đầy rẫy những lo âu và áp lực. Nếu không biết thực tập dừng lại bằng cách hành thiền thì thần kinh và bắp thịt của ta sẽ trở nên căng thẳng và lâu ngày tình trạng có thể trở thành nguy hiểm.
Chỉ cần các thầy đồng ý (giai thoại) Năm nọ, tại Làng Mai, đại chúng đang chuẩn bị cho khóa tu mùa hè. Một buổi trưa tại Xóm Thượng, sau khi ăn cơm trưa xong thầy Pháp Ấn đang ngồi nghỉ một chút trước khi vào buổi chấp tác buổi chiều, bỗng thầy chợp mắt thiếp đi thì lập tức thầy chiêm bao thấy có một đoàn xe thiết giáp chở đầy những người lính Pháp đi vào Làng. Khi xe dừng lại, người chỉ huy trưởng bước xuống khỏi xe rồi đi đến chỗ thầy Pháp Ấn đang ngồi và nói: 
“Thưa thầy, chúng tôi là những người lính trong quân đội Pháp, chúng tôi muốn đăng ký để tham dự khóa tu mùa hè này với các thầy. Xin các thầy giúp cho.” 
Thầy Pháp Ấn nhìn ông ta và nói: “Thưa ông, rất tiếc là khóa tu mùa hè này chúng tôi đã không còn chỗ cho thiền sinh nữa rồi.” 
Ông ta lại nói: “Thưa thầy, không sao cả, chỉ cần các thầy đồng ý cho chúng tôi tham dự khóa tu, tất cả các chuyện ăn ở chúng tôi sẽ tự lo liệu được.” 
Vừa lúc đó thì thầy Pháp Ấn tỉnh dậy và vẫn còn thấy rất rõ giấc mơ kỳ lạ vừa rồi. Ngồi một chút thầy Pháp Ấn nhớ lại là thầy được nghe kể rằng, hồi đó trong chiến tranh thế giới thứ hai, Xóm Thượng bây giờ là nơi mà người ta dùng làm nơi xử bắn người, và đã có rất nhiều người lính Pháp bị xử bắn tại đây. Thầy chợt hiểu về giấc mơ kỳ lạ này. Và trong khóa tu mùa hè năm đó tại Xóm Thượng quý thầy đã cúng cô hồn (hungry ghost offering) mỗi ngày.
Chỉ Nam Thiền Tập (sách) Một cuốn sách do Thầy Làng Mai viết riêng cho người trẻ, trình bày những phương pháp thực tập cụ thể mà giới trẻ có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay. Bản điện tử được đăng trên trang nhà Làng Mai www.langmai.org
Chỉ Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1960, tập sự xuất gia năm 2001 (41 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 2 năm 2002 (42 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Diệu Thể, pháp tự Chân Chỉ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Thốt Nốt. Thọ giới thức xoa ma na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới lớn ngày 10 tháng 11 năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Nhận truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng: 
Con đường chỉ quán tinh nghiêm
Chân như hiển lộ nơi miền tử sinh. 
Phút giây khám phá chân hình. 
Thong dong mây trắng trời xanh gọi mời. 
 Là đệ tử thứ 132 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chỉ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Chỉ quán (phép tu) Chỉ là sự ngưng tụ, làm lắng dịu, tập trung. Tiếng Phạn là samatha. Quán là nhìn sâu để thấy tự tánh của đối tượng quán chiếu. Tiếng Phạn là vipasyana. Sau khi đã có chỉ, tức là đã có sự tập trung tâm ý vào đối tượng, hành giả tiếp tục thực tập nhìn sâu. Nhìn sâu để thấy được bản chất đích thực của đối tượng quán sát. Cái thấy này là tuệ, là sự hiểu biết, là cái thấy chính xác về sự vật. Nếu chỉ đưa tới định thì quán đưa tới tuệ. Có chỉ tức là có quán, và khi đã có quán tức là đã có chỉ.
Chỉ quán song hành (thuật ngữ) Chỉ và quán đi đôi với nhau. Nếu chỉ vững chãi thì quán bắt đầu xuất hiện. Nếu quán đã có mặt thì chỉ cũng đã có mặt. Chỉ giúp cho quán và quán giúp cho chỉ, đó là chỉ quán song hành. Xem Chỉ quánMười bốn bài kệ chỉ quán.
Chỉ Quán Yếu Lược (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do Hội Phật Học Nam Việt xuất bản năm 1955, in lại từ tạp chí Từ Quang. Đây là một bài giảng của Thầy Làng Mai tại giảng đường hội Phật Học Nam Việt trụ sở tại chùa Phước Hòa, Bàn Cờ, Sài Gòn, trước khi Chùa Xá Lợi được bắt đầu khởi công.
Chiêu Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1980, tập sự xuất gia năm 2008 (28 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 20 tháng 09 năm 2008 (28 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Liên Thanh, pháp tự Chân Chiêu Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Trắng. Là đệ tử thứ 555 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chiêu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Chiếu Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1976, tập sự xuất gia năm 2006 (30 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (31 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Trần, pháp tự Chân Chiếu Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 397 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chiếu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Chim Về Trên Không (sách) Một cuốn sách do Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất xuất bản năm 1971 để tưởng niệm chị Nhất Chi Mai – một trong sáu người đệ tử đầu tiên thọ giới Tiếp Hiện với Thầy Làng Mai, người đã tự thiêu ngày 16 tháng 5 năm 1967 tại Sài Gòn để cầu nguyện cho hòa bình. Bài viết của Thầy ký bút hiệu Thạc Đức và Nhất Hạnh.
Chính Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2005 (23 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (24 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Quy, pháp tự Chân Chính Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Là đệ tử thứ 367 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chính Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Chỉnh Độ (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang với bài kệ truyền đăng như sau: 
Phong quang nghiêm Chỉnh Độ người. 
Mùa xuân đạo pháp xinh tươi đến gần. 
Soi sao cho thấu nguồn chân. 
Nước non ghi nét tương phùng hôm nay.  
Thầy Chỉnh Độ thuộc thế hệ thứ 45 của tông Lâm Tế.
Chỉnh Đức (tên gọi) Một vị xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, xuất gia năm 2003 tại Việt Nam. Đến Làng Mai từ năm 2007. Thầy Chỉnh Đức thuộc thế hệ thứ 46 của tông Lâm Tế.
Chỉnh Long
(tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng như sau:  
Tăng già chấn Chỉnh, pháp hưng Long
Thế giới giang tay kết đại đồng. 
Bàn chân tịnh độ quen in dấu. 
Đường về thanh thản gió mùa xuân
Đến Làng Mai từ năm 2006. Thầy Chỉnh Long thuộc thế hệ thứ 46 của tông Lâm Tế.
Chỉnh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2007 (25 tuổi), thọ giới Sa Di ngày 17 tháng 2 năm 2008 (26 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nhuận Hồng, pháp tự Chân Chỉnh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 490 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chỉnh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Chỉnh Phúc (tên gọi) Một vị xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, xuất gia năm 2000 tại Huế, pháp danh Nhuận Phổ, pháp tự Chỉnh Phúc. Thọ giới lớn ngày 16 tháng 12 năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang. Đến Làng Mai từ năm 2006. Thầy Chỉnh Phúc thuộc thế hệ thứ 46 của tông Lâm Tế.
Chỉnh Quang (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, xuất gia năm 1996 tại Việt Nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng như sau: 
Giới thân hoàn Chỉnh định sinh Quang
Tuệ nhật sum lâm chiếu đạo tràng. 
Điệp khúc thiên thần vừa khởi xướng. 
Nhiệm mầu cánh cửa mở yêu thương. 
Đến Làng Mai từ năm 2007. Thầy Chỉnh Quang thuộc thế hệ thứ 46 của tông Lâm Tế.
Chơn Đệ (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1972, xuất gia tại Việt Nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối với bài kệ truyền đăng:  
Chân huynh Chân Đệ tợ trăng rằm. 
Nhìn kỹ Tăng thân thấy Phật thân. 
Trái tim Thích nữ thơm nguyền ước. 
Tịnh độ xây nên giữa cõi trần.  
Đến Làng Mai từ năm 2003.
Chơn Tâm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, sinh năm 1986, tập sự xuất gia năm 1993 (7 tuổi), thọ giới Sa Di Ni năm 2000 (15 tuổi) tại tu viện Viên Thông. Thọ giới thức xoa ma na năm 2003 trong đại giới đàn Thiên Hòa - Vũng Tàu. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 3 năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối. Đến Làng Mai năm 2008.
Chùa Lá (cơ sở) Xem Pháp Vân.


Chùa Non (cơ sở) Một ngôi chùa ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, nằm bên cạnh Học Viện Phật Giáo Việt Nam, vị trụ trì là Thượng tọa Thích Thanh Quyết. Đại Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng Giải Oan thứ ba trong chuyến về của Tăng thân Làng Mai đã được tổ chức tại đây từ ngày 20.04.2007 đến ngày 22.04.2007. Chủ sám của Đại Trai Đàn là Thượng Tọa Thích Thanh Nhã và Thượng Tọa Thích Quảng Hà.
Chùa Làng Mai (sách) Một cuốn sách trích đăng các bài viết của Thầy Làng Mai từ Lá Thư Làng Mai năm 1999, in tại Việt Nam năm 2000.
Chuẩn Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2008 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 20 tháng 09 năm 2008 (25 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Liên Hòa, pháp tự Chân Chuẩn Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Trắng. Là đệ tử thứ 560 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chuẩn Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Chúc Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1991, tập sự xuất gia năm 2006 (15 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (16 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quảng Hòa, pháp tự Chân Chúc Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 460 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chúc Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Chúc Thịnh (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, xuất gia năm 1989 tại Việt Nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang với bài kệ truyền đăng: Sen búp ngàn phương chầu Chúc tụng. Mùa xuân Thịnh trị đã về đây. Năm châu vang vọng tình huynh đệ. Lắng tiếng triều dâng, trăng sáng đầy. Đến Làng Mai từ năm 2003. Thầy Chúc Thịnh thuộc thế hệ thứ 44 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 11 của phái Chúc Thánh.
Chung Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2006 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (18 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Hoàng, pháp tự Chân Chung Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 444 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chung Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Chúng học (giới điều) Bảy mươi giới trong 250 giới của vị khất sĩ, một trăm mười lăm giới trong 348 giới của vị khất sĩ nữ, Giới bản tân tu. Tính chất của các giới này là uy nghi. Chúng học hoặc Chúng học pháp, tiếng Phạn là Shaiksha, dịch tiếng Anh là Fine Manners Offenses.
Chủng Thiện (tên gọi) Thượng tọa Thích Chủng Thiện. Một vị giáo thọ xuất gia nam được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới với bài kệ truyền đăng như sau: Chủng đức trên đường về chí Thiện. Gió quang mây tạnh ánh trăng hiền. Châu về hợp phố an lòng đất. Non sông bình trị hãy ngồi yên.
Chủng tử (thuật ngữ) Hạt giống trong tâm thức, tiềm năng phát hiện ra các hiện tượng tâm lý, sinh lý và vật lý. Tiếng Phạn là bija. Thức A lại gia, tàng thức, có công năng tiếp nhận và duy trì các chủng tử. Tất cả những học vấn, tài năng, hạnh phúc, kiến thức, khổ đau, kinh nghiệm… của ta đều đang có mặt trong dạng chủng tử. Các tâm hành (tâm sở) của ta, gồm có 51 loại, tích cực hay tiêu cực, hữu lậu hay vô lậu đều có mặt trong thức A lại gia dưới dạng chủng tử, chờ đợi điều kiện để phát khởi. Hoàn cảnh có tác dụng đánh động những chủng tử ấy để giúp chúng phát khởi, vì vậy ta có thể chọn môi trường tốt mà sống để những chủng tử tốt có nhiều cơ hội phát khởi và những chủng tử xấu không có nhiều cơ hội phát khởi. Chủng tử có hai loại: bản hữu (sẵn có) và tân huân (mới gieo trồng). Sự tu tập có công năng tưới tẩm hạt giống tốt và chuyển hóa hạt giống xấu. Chánh niệm nhận diện được sự có mặt và phát khởi của những hạt giống tốt và xấu. Chủng tử có sáu đặc tính:
1- Sát na diệt, luôn luôn biến chuyển trong từng sát na.
2- Quả câu hữu, có mặt cùng một lần với thức và căn, không tồn tại độc lập với thức và căn. 

3- Hằng tùy chuyển, chuyển biến theo thức, không cách biệt với thức.
4- Tính quyết định, duy trì được tính chất Tích cực hay tiêu cực của mình.
5- Đãi chúng duyên, chờ đợi nhiều điều kiện để phát khởi.
6- Dẫn tự quả

Đưa tới kết quả cùng chủng loại, như chủng tử tâm lý đưa tới kết quả tâm lý, chủng tử sinh lý đưa tới kết quả sinh lý, chủng tử vật lý đưa đến kết quả vật lý. Khi phát hiện, chủng tử trở nên hiện hành. Và hiện hành lại làm phát sinh chủng tử trở lại. Xin đọc sách Duy Biểu Học, 50 bài tụng Duy Biểu.
Chuyên Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1985, tập sự xuất gia năm 2007 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 20 tháng 09 năm 2008 (23 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Phước Hải, pháp tự Chân Chuyên Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Trắng. Là đệ tử thứ 564 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chuyên Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Chuyển hóa (điện đường, bài hát)
1. Một thiền đường thuộc chùa Pháp Vân, Xóm Thượng.
2
. Một bài hát do Thầy Làng Mai viết lời, nhạc sĩ Trần Quốc Bảo phổ nhạc.
Nước giữ hoa tươi.
Hoa nở cho người.
Hoa thở tôi thở.
Hoa cười tôi cười.
Bên nắng hoa tươi.
Hoa mời ong lại.
Hoa vời bướm bay.
Tâm hoa kết nụ.
Dâng cho cuộc đời.
Trái ngọt ngon này.
Hóa làm thân tôi.
Uống nước giếng trong.
Tôi ngậm trong lòng.
Tôi nghe biển mặn.
Sóng vỗ mênh mông.
Thân tôi sông rộng.
Quê hương nghìn dòng.
Chung một dòng chung.
Nước đã nuôi tôi.
Thắm nhuận muôn loài.
Nước chảy tôi chảy.
Nước buồn tôi buồn.
Nước ấy hoa đây.
Khác gì thân này.
Trăm năm hồ mộng.
Cát bụi lầm vương.
Vạn pháp nương chuyển.
Thường trong vô thường.
Chuyển hóa tập khí (thuật ngữ) Chuyển hóa những thói quen phản ứng và hành xử tiêu cực thường gây khổ đau và đổ vỡ cho mình và cho những người khác. Tập khí (tiếng Phạn vasana), là năng lượng thúc đẩy ta nói, làm, đối xử và phản ứng theo thói quen. Có khi ta biết hành xử và phản ứng như thế sẽ đưa đến đổ vỡ và khổ đau, nhưng ta vẫn cứ hành xử và phản ứng như thế, bởi vì tập khí ấy rất mạnh. Sau khi hành xử và phản ứng gây ra sự đổ vỡ, ta cương quyết tự hứa là lần sau ta sẽ không hành xử và phản ứng như thế, nhưng lần sau khi một tình huống tương tự xẩy ra, ta vẫn hành xử và phản ứng theo tập khí như thường. Vì vậy ta phải thực tập để chuyển hóa tập khí. Phương pháp thực tập là nhận diện năng lượng tập khí khi nó bắt đầu xuất hiện. Ta tự bảo: Đây là năng lượng tập khí (habit energy) đang bắt đầu xuất hiện. Ta phải cẩn thận lắm mới được. Ta nhất định sẽ không làm gì và nói gì khi năng lượng ấy đang có mặt. Mỗi lần ta nhận diện được nó (nhận diện bằng năng lượng chánh niệm - xem chánh niệm) thì nó yếu bớt đi một chút. Ta có thể nhờ một người bạn tu giúp ta trong việc nhận diện này. Người kia nếu có thực tập chánh niệm sẽ có khả năng báo cho ta biết là tập khí trong ta bắt đầu xuất hiện, và năng lượng chánh niệm của người ấy giúp cho ta có một năng lượng chánh niệm hùng hậu hơn để thực tập nhận diện tập khí của ta. Ta chỉ cần nhận diện mà không cần đàn áp. Đó là phương pháp nhận diện đơn thuần. Nhận diện được tập khí của mình thì tập khí ấy sẽ không còn đủ sức thao túng mình nữa.
Chuyển Niệm (bài tụng) Một bài tụng được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện, có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.
Chuyển rác thành hoa (thuật ngữ) Chuyển phiền não thành bồ đề. Những tâm hành như giận dữ, buồn phiền, lo lắng, sầu khổ, kỳ thị, tuyệt vọng, v.v… là những tâm hành tiêu cực gọi là những phiền não (tiếng Phạn: klesa) được ví dụ với phân rác, nhờ công phu tu học có thể được chuyển thành những tâm hành tích cực như từ bi, an lạc, vô ưu, hỷ xả, bao dung, được ví với những đóa hoa. Vì hoa và rác đều là những vật hữu cơ, hoa có thể trở thành rác, rác có thể chuyển thành phân để nuôi hoa, thì phiền não và bồ đề cũng có tính chất hữu cơ, và phiền não cũng có thể chuyển hóa thành bồ đề. Bồ đề là giác ngộ, giải thoát, hạnh phúc, từ bi, trong khi phiền não là tham giận, kiêu căng, si mê, lầm lạc. Người làm vườn có khả năng thấy được rác là hữu cơ nên ủ rác làm phân, lấy phân để nuôi hoa. Người tu tập thấy được phiền não là hữu cơ nên không trốn chạy hoặc vứt bỏ phiền não, mà biết sử dụng và quán chiếu phiền não để chế tác tuệ giác và từ bi. Nhìn vào hoa thấy được rác, nhìn vào rác thấy được hoa, hành giả có cái nhìn bất nhị. Nhờ cái thấy bất nhị, hành giả không sợ hãi phiền não và biết cách chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Trong đạo Bụt, ta thường nghe câu ‘phiền não tức bồ đề’ là do thế.
Chuyển thức (thuật ngữ) Bảy tác dụng nhận thức dựa trên nền tảng của tàng thức (thức A lại gia) mà phát hiện và hoạt dụng, đó là bảy chuyển thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, và mạt na thức. Tàng thức thường được gọi là thức thứ tám, hoặc nhất thiết chủng thức (sarvabijaka) hoặc căn bản thức (mulavijnana). Căn bản thức là nền tảng trên đó bảy thức kia được phát khởi.
Chức Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1984, tập sự xuất gia năm 2008 (24 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 20 tháng 09 năm 2008 (24 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Liên Sắc, pháp tự Chân Chức Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Trắng. Là đệ tử thứ 563 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chức Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Sư cô Chứng Nghiêm
Chứng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1986, tập sự xuất gia năm 2008 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 20 tháng 09 năm 2008 (22 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Quảng Tuệ, pháp tự Chân Chứng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Trắng. Là đệ tử thứ 569 của Sư Ông Làng Mai. Thọ thức xoa ma na năm 2011, thọ giới lớn ngày 27/2/2012 trong đại giới đàn Tình huynh đệ tại Thái Lan. Sư cô Chứng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.






Chương Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2006 (24 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (25 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nguyên Anh, pháp tự Chân Chương Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 405 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chương Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Chương trình Phật học bốn năm trước 2002 (chương trình đào tạo) Chương trình học này được áp dụng trước năm 2002 và đã được trao đổi với Hòa Thượng Thiện Siêu năm 1991. Chương trình như sau:

  • Năm thứ Nhất: Kinh - Phước Đức, Chuyển Pháp Luân, Người Áo Trắng, Thương Yêu, Kinh Quán Niệm Hơi Thở. Luật - Quay Về Nương Tựa, Hai Lời Hứa, Năm Giới Quý Báu, Mười Giới, Uy Nghi Sa Di, Thi Kệ Nhật Dụng, Từng Bước Nở Hoa Sen. Luận - Phật Học Căn Bản (1), Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức, An Trú Trong Hiện Tại, Đạo Phật Áp Dụng Trong Đời Sống Hàng Ngày, Hiệp Ước Sống Chung An Lạc. Thực Tập - thiền đi, thiền ngồi, thiền trà, nghe chuông, chắp tay, dâng hương, niệm Bụt, xướng tán, tụng Giới, thiền ca. Sử - Đường Xưa Mây Trắng. Học - các ngôn ngữ Việt, Anh, Hán, Pali và Sanskrit.  
  • Năm thứ nhì: Kinh - Niệm Xứ, Người Bắt Rắn, Người Biết Sống Một Mình, Vô Ngã Tướng, Tâm Kinh, Trung Đạo Nhân Duyên, Giáo Hóa Người Bệnh, A Nậu La Độ, Tam Pháp Ấn, Tám Điều Giác Ngộ của Các Bậc Đại Nhân. Luật - Giới Tiếp Hiện, Giới Bồ Tát, Lục Hòa, Diệt Tránh Pháp. Luận - Phật Học Căn Bản (2), Trái Tim Mặt Trời, năm mươi bài tụng Duy Biểu, pháp số, Đạo Phật Hiện Đại Hóa, Tương Lai Thiền Học Việt Nam. Thực Tập - hóa giải nội kết, hướng dẫn thiền đi, thiền ngồi, thiền trà, ngày chánh niệm, thiền ca. Sử - Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (1), Phật Giáo Ấn Độ. Học – các ngôn ngữ Việt, Anh, Hán, Pali, Sanskrit, nghiên cứu thêm Tâm Lý Học Xã Hội, Khoa Học, Văn Minh và Văn Hóa Thế Giới.  
  • Năm thứ ba: Kinh - Đại Tạng Nam Truyền- so sánh với A Hàm, Bát Thiên Tụng Bát Nhã, Phật Mẫu Bảo Đức Tạng. Luật - Giới Bản Khất Sĩ Tân Tu và Truyền Thống, Tứ Phần, Yết Ma Chỉ Nam. Luận - Phật Học Căn Bản (3), Thắng Pháp Tập Yếu Tam Thập Tụng, Bát Thức Quy Củ Tụng. Thực Tập - hướng dẫn nghi lễ, pháp thoại, tổ chức khóa tu. Sử - Phật Giáo Sử Luận (2), Phật Giáo Trung Hoa, Truyền Thống Sinh Động của Thiền Tập, Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản, Các Tông Phái. Học – các ngôn ngữ Việt, Anh, Hán-Hoa, Pali, Sanskrit, nghiên cứu thêm khoa học hiện đại, sinh vật học, môi trường. 
  • Năm thứ Tư: Kinh - Đại Tạng Bắc Truyền, Bảo Tích, Úc Già, Duy Ma, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm Tam Muội, Lăng Già. Luật - ôn lại và đi sâu thêm, nắm thật vững Hiệp Ước Sống Chung An Lạc, Giải Tỏa Nội Kết, Thiết Lập Truyền Thông, Năm Giới và Giới Tiếp Hiện. Luận - Câu Xá, Thanh Tịnh Đạo, Trung Quán (lược), Đại Trí Độ (lược), Nhiếp Đại Thừa, Dị Bộ Tông Luân Luận. Sử - Phật Giáo Sử Luận (3 và 4), Phật Giáo Hiện Đại ở các nước, tôn giáo bạn. Ngữ Lục - Lâm Tế Lục. Học – các ngôn ngữ Việt, Anh, Hán-Hoa, Pali, Sanskrit, nghiên cứu thêm khoa học hiện đại, sinh vật học, môi trường. Bi Chú - các bài học về Phật Học Căn Bản được phân phối từ các băng giảng tại Làng Mai như Nhị Đế, Tam Bảo, Nhị Chướng, Tứ Niệm Xứ, Tứ Đế, Ngũ Lực, Lục Hòa, Thất Diệt Tránh, Thất Bồ Đề Phần, Bát Chánh Đạo, Thập Mục Ngưu Đồ, Thập Nhị Nhân Duyên, v.v…
Chương trình Phật học bốn năm áp dụng từ 2002 (chương trình đào tạo) Chương trình học này được áp dụng từ sau tháng 4 năm 2002. Chương trình như sau:  
  • Năm thứ Nhất: Thiền tập - Ngồi, thiền ngồi (ngồi thẳng, ngồi yên, có an lạc, không buồn ngủ, ngồi để quán chiếu); Đi, thiền đi (thảnh thơi, vững chãi, đi trong Tịnh Độ); Nằm, thiền nằm (buông thư, nhận diện cơ thể và các phần trong cơ thể); Ăn, thiền ăn (hiện pháp, năm quán); Lạy, thiền lạy (5 lạy); Chấp tác, thiền chấp tác (có thực tập an trú, xây dựng tình huynh đệ, tinh thần làm việc chung, tinh thần đồng đội); Nói, thiền nói (học phát biểu, pháp đàm, soi sáng, làm mới, họp chúng); Viết, thiền viết (tập viết thư cho Thầy, cho sư anh/sư chị, cho chúng, cho cha mẹ, cho gia đình, tưới tẩm hạt giống tốt); Và làm thị giả, học xướng tán, hô canh, tổ chức thiền trà, hát thiền ca. Kinh Văn - Niệm Xứ, Quán Niệm Hơi Thở, Diệt Trừ Phiền Giận, Tam Di Đề (băng và sách). Luật - Tam Quy (trong băng Công Phu Nở Đóa Sen Ngàn Cánh và băng giảng kinh Người Áo Trắng), Hai Lời Hứa, Năm Giới, Mười Giới, Thi Kệ Nhật Dụng, sách Từng Bước Nở Hoa Sen, và Bốn Mươi Mốt Thiên Uy Nghi (trong sách Bước Tới Thảnh Thơi). Luận - Trái Tim Của Bụt, Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức, An Trú Trong Hiện Tại, Đạo Bụt Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày. Sử - Đường Xưa Mây Trắng (phần 1), những phép thực tập của Làng Mai (1), Công Phu Nở Đóa Sen Ngàn Cánh (1), Tam Di Đề (1), Truyền Thống Sinh Động Của Thiền Tập (1), Đại Tạng Nam Truyền (1), Đại Tạng Bắc Truyền (1), Bát Thức Quy Cũ Tụng (1), Năm Mươi Bài Tụng Duy Biểu (1).   
  • Năm thứ Nhì: Đường Xưa Mây Trắng (2), Những Phép Thực Tập của Làng Mai (2), Công Phu Nở Đóa Sen Ngàn Cánh (2), Tam Di Đề (2), Truyền Thống Sinh Động Của Thiền Tập (2), Đại Tạng Nam Truyền (2) (so sánh với A Hàm), Đại Tạng Bắc Truyền (2) (lịch sử tư tưởng Phật giáo Đại Thừa), Bát Thức Quy Cũ Tụng (2), Năm Mươi Bài Tụng Duy Biểu (2). Năm thứ Ba: Nhiếp Đại Thừa Luận (1), Trung Quán Luận (1), Đại Tạng Nam Truyền (tiếp theo) (so sánh với A Hàm) Đại Tạng Bắc Truyền (tiếp theo), (lịch sử tư tưởng Phật giáo Đại Thừa), Lâm Tế Lục, Giới Lớn, Giới Tiếp Hiện, hướng dẫn tổ chức khóa tu, ngày quán niệm, viết thông báo, xây dựng tăng thân địa phương. Năm thứ tư: Nhiếp Đại Thừa Luận (2), Trung Quán Luận (2), Đại Tạng Bắc Truyền (3), Dị Bộ Tông Luân Luận, thiền sư Tăng Hội, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ, văn minh Hy Lạp.
Con Cá (gia đình) Nhóm 6 vị cùng được xuất gia ngày 11 tháng 12 năm 1993 tại Làng Mai. Gia đình Con Cá gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Thành, Chân Thoại Nghiêm, Chân Pháp Dụng, Chân Pháp Ứng, Chân Định Nghiêm, Chân Tuệ Nghiêm.
Con Chim (gia đình) Nhóm 4 vị cùng được xuất gia ngày 24 tháng 05 năm 1994 tại Làng Mai. Gia đình Con Chim gồm các thầy và các sư cô: Chân Pháp Truyền, Chân Pháp Nghiêm, Chân Pháp Hướng, Chân Bích Nghiêm.
Con đang làm gì đó (thoại đầu) Một câu Thầy Làng Mai hay hỏi thiền sinh khi gặp vị đó đang làm việc. Đây thật sự là một tiếng chuông chánh niệm hay một thoại đầu chứ không phải là một câu hỏi. Nếu vị thiền sinh trả lời ‘con đang nhặt rau’ hoặc ‘con đang dọn dẹp thiền đường’ thì vị thiền sinh ấy không trả lời đúng câu hỏi. Nếu câu trả lời là ‘con đâu có làm gì đâu’ hoặc ‘con đang trở về với hơi thở chánh niệm’ thì có thể được chấp nhận. Một nụ cười hoặc một câu ‘cảm ơn thầy’ cũng có thể được chấp nhận. Câu hỏi này có mục đích giúp thiền giả trở về với sự thực tập của mình và đi sâu vào sự quán chiếu trong khi chấp tác. Xem Thoại đầu.
Con đi cho cha (thuật ngữ) Thực tập đi từng bước an lạc và thảnh thơi, không phải chỉ có lợi lạc cho người hành giả mà còn lợi lạc cho cha mẹ trong ta. Có thể trong quá khứ cha mẹ ta chưa có cơ hội thực tập thiền đi, vì vậy bước một bước thảnh thơi an lạc cũng là bước một bước cho tổ tiên, cho cha mẹ, cho thầy, cho em và cho mọi người thân.
Con đường của Bụt - những đóng góp của Phật giáo cho một nền đạo đức toàn cầu (thuật ngữ) Chủ đề của khoá an cư kiết Đông 2008-2009 từ ngày 19.11.2008 đến 18.02.2009 tại Làng Mai. Tiếng Anh là The Path of the Buddha - Buddhist Contributions to a Global Ethics.
Con Đường Chuyển Hóa (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành lần đầu năm 1990. Được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở nhiều nước trên thế giới. Bản dịch tiếng Anh lấy tựa đề Transformation and Healing. Sách giảng giải về Kinh Niệm Xứ, một kinh căn bản về thiền tập của đạo Bụt Nguyên Thỉ, và đưa ra những phương pháp thực tập cụ thể đưa tới chuyển hóa và trị liệu.
Con đường Giác ngộ (lễ lược) Tên của chuyến hành hương thăm viếng Phật tích trong khuôn khổ chuyến hoằng pháp Ấn Độ 2008. Chuyến hành hương bắt đầu từ ngày 19 tới ngày 29.10.2008. Thành viên của chuyến đi, ngoài tăng thân xuất sĩ Làng Mai còn có 300 thiền sinh tới từ hơn 30 quốc gia về sum họp như một cuộc đoàn tụ đại gia đình. Tuy gọi là chuyến hành hương nhưng thực sự là một khoá tu lưu động vì có thiền toạ, thiền hành, pháp thoại, ăn cơm chánh niệm… Sư Ông nói pháp thoại về Tứ Diệu Đế thế kỷ 21 tại Vườn Lộc Uyển; một ngày chánh niệm tại Bồ Đề Đạo Tràng, pháp thoại Sư Ông với đề tài Thảnh thơi ở bất cứ nơi nào (Be Free where you are); đi thiền hành và ngồi thiền trên khu đồi gần tháp Sujata bên bờ Ni Liên Thuyền; ngồi thiền và đi thiền hành tại Trúc Lâm Tịnh Xá; viếng thăm Đại học Nalanda, pháp thoại Sư Ông với đề tài Thân Bụt – Tâm Bụt (Buddha body – Buddha mind); trọn một ngày sinh hoạt chánh niệm trên Núi Thứu (ngồi thiền ngắm mặt trời lên, ăn sáng trong chánh niệm, lễ truyền Ba quy Năm giới và giới Tiếp Hiện, ăn trưa, pháp đàm, thiền toạ ngắm mặt trời lặn và thiền hành xuống núi).
Con Đường Giải Thoát (khóa tu) Tên một khóa tu 21 ngày được tổ chức tại tiểu bang Vermont, Hoa Kỳ năm 1998. Tiếng Anh là The Path of Emancipation.
Con Khỉ (gia đình) Gồm sư cô Chân Tịnh Nghiêm, Chân Hương Nghiêm và thầy Chân Pháp Tạng, cùng được xuất gia ngày 31 tháng 12 năm 1992 tại Làng Mai.
Con Nghé Nhỏ (cơ sở) Quán sách tại Xóm Mới.
Con người thật (thuật ngữ) Tiếp xúc với con người thật của ta, không bị thời gian và không gian khuôn khổ và khống chế, đó là mục đích của thiền tập. Con người đó được thiền tổ Lâm Tế gọi là vô vị chân nhân, con người thật không cần xác định vị trí trong khung thời gian, con người thật không sinh diệt của bản môn.
Con Sư Tử (gia đình) Nhóm 4 vị cùng được xuất gia ngày 27 tháng 12 năm 1990 tại Làng Mai. Gia đình Con Sư Tử gồm các thầy và sư cô: Chân Bảo Nghiêm, Chân Nguyện Hải, Chân Pháp Đăng, Chân Vô Ngại.
Cổ Đạo Bạch Vân (sách) Ấn bản tiếng Hoa của tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng do nhà Trung Quốc Hoa Kiều Xuất Bản Xã ấn hành năm 1999 tại Bắc Kinh. Địa chỉ nhà xuất bản: số 12, đường An Định, khu Triêu Dương, Bắc Kinh.
Cổ Pháp (lễ lược) Tên một đại giới đàn được tổ chức tại Làng Mai từ ngày 12 đến 17 tháng 1 năm 2006 trong khóa An Cư Kiết Đông 2005-2006.
Cổ Phật khất thực (pháp môn) Những buổi các vị xuất gia ôm bình bát đi khất thực theo kiểu Tăng đoàn của Bụt ngày xưa. Tăng đoàn Làng Mai đã có những buổi cổ Phật khất thực ở San Diego, Los Angeles, San Jose, Huế, Bình Định, Hóc Môn, Bảo Lộc, v.v…
Công án (thuật ngữ) Xem Thoại đầu.
Công Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2008 (26 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (27 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Nhật Kim, pháp tự Chân Công Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 604 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Công Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Cộng sản thứ thiệt (thuật ngữ) Trong buổi giảng ngày 18 tháng 03 năm 2005 tại Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, Thầy Làng Mai có nói: “Chúng tôi ở Làng Mai không ai có trương mục ngân hàng riêng, không ai có xe riêng, điện thoại riêng, nhà cửa riêng, tất cả các tiện nghi của đời sống đều là của chung. Chúng tôi là Cộng sản thứ thiệt”.
Cơ Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1936, tập sự xuất gia năm 2001 (65 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 2 năm 2002 (66 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Tín Huệ, pháp tự Chân Cơ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Thốt Nốt. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới lớn ngày 10 tháng 11 năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Là đệ tử thứ 129 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cơ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Creating True Peace (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh của Thầy Làng Mai xuất bản năm 2003 tại Hoa Kỳ do nhà Free Press, và tại Anh do Rider ấn hành.
Cry of Viet Nam (sách) Một tập thơ dịch sang tiếng Anh của Thầy Làng Mai xuất bản năm 1966 tại Hoa Kỳ do nhà Unicorn ấn hành.
CTC (chức vụ) Xem Ban chăm sóc.
Cultivating The Mind of Love (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh của Thầy Làng Mai do nhà Parallax xuất bản năm 1996 tại Hoa Kỳ. Được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.

Cúc cu… Thầy đây (giai thoại) Một năm nọ, trong khóa An Cư Kiết Đông tại tu viện Lộc Uyển. Một buổi chiều Thầy cùng vị thị giả đang đi dạo quanh tu viện, bỗng Thầy sai vị thị giả đi lấy đồ cho Thầy. Vị thị giả (một sư cô trẻ) đi một hồi rồi quay trở lại thì không thấy Thầy đâu cả. Sư cô đi tới đi lui, chạy lên xóm trên (xóm quý thầy ở) rồi chạy xuống xóm dưới (xóm quý sư cô ở), gặp ai sư cô cũng hỏi thăm xem có ai thấy Thầy đâu không, nhưng không ai biết Thầy đang ở đâu. Trời đã bắt đầu tối và sư cô càng lúc càng lo lắng hơn. Rồi khi vừa đi ngang qua thư viện của xóm quý thầy ở, sư cô bỗng nghe có tiếng: “Cúc cu… Thầy đây!” Sư cô thở phào nhẹ nhõm. Thì ra là Thầy đã ở trong thư viện đọc sách. Thầy Làng Mai luôn luôn bước từng bước chân nhẹ nhàng như hôn trên mặt đất như vậy đó, nhưng nếu chỉ cần sơ ý một chút thôi là ta có thể bị mệt nhoài mà vẫn không theo kịp Thầy!
Cúc Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Hòa Lan. Thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 10 năm 2003 tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp tự Chân Cúc Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Cẩm Lai. Là đệ tử thứ 193 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cúc Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Cung Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1973, tập sự xuất gia năm 2001 (28 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 2 năm 2002 (29 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Nguyên Mỹ, pháp tự Chân Cung Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Thốt Nốt. Thọ giới thức xoa ma na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới lớn ngày 10 tháng 11 năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Nhận truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng: 
Sen vàng Cung kính dâng lên. 
Muôn ngàn cõi Bụt trang Nghiêm gọi mời. 
Đóa sen tuệ giác hồng tươi. 
Theo chân Điều Ngự độ người trầm luân. 
Là đệ tử thứ 137 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cung Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Cư Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1980, tập sự xuất gia năm 2007 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (28 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Phước Quảng, pháp tự Chân Cư Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 489 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cư Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Cư sĩ (thuật ngữ) xem Xuất sĩ
Cửa Tùng Đôi Cánh Gài (sách) Một tập truyện ngắn của Thầy Làng Mai. Gồm các truyện Cửa Tùng Đôi Cánh Gài, Tùng, Giọt Nước Cánh Chim và Một Bó Hoa Đồng. Nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành năm 1993. NXB Văn Hóa Sài Gòn ấn hành tại Việt Nam năm 2007. Được dịch sang nhiều thứ tiếng và xuất bản ở nhiều nước.
Cửa vô sinh mở rồi (thuật ngữ) Ta có thể tiếp xúc với bản môn (xem bản môn) hoặc niết bàn, ngay trong giây phút hiện tại và ngay nơi chỗ ta đang ngồi, bởi vì cánh cửa của bản môn, cánh cửa của niết bàn luôn luôn mở ra. Vô sinh là niết bàn, là tự tính của các pháp. Các pháp vốn không sinh, không diệt, không tới, không đi, không một, không khác, không có, không không. Vô sinh là không sinh, đại diện cho bảy cái không khác. Sống sâu sắc trong giây phút hiện tại, ta tiếp xúc được sâu sắc thế giới hiện tượng, thế giới bản môn, và vì vậy có cơ duyên tiếp xúc với tự tính vô sinh, tự tính niết bàn vốn là nền tảng của mọi hiện tượng. Thế giới hiện tượng mới nhìn thì như có sinh - diệt, có có - không, nhưng nếu quán chiếu cho sâu sắc ta có thể tiếp xúc với tính không sinh - diệt, không có - không của nó.
Cương Kỷ (tên gọi) Một vị đệ tử lớn của thiền sư Nhất Định. Tổ sinh năm 1810 tại Quảng Trị, năm 24 tuổi tập sự xuất gia một năm, năm sau thọ giới sa di pháp danh là Hải Thiệu. Năm 31 tuổi, Tổ được thọ giới lớn, sau đó theo thầy là Tổ Nhất Định lên núi Dương Xuân lập am An Dưỡng. Năm 35 tuổi được Tổ Nhất Định truyền đăng phó pháp với bài kệ:
Cương Kỷ kinh quyền bất chấp phương.
Tùy cơ ứng dụng thiên tư lương.
Triêu triêu tương thức nan tầm tích.
Nhật nhật xuyên y nghiết phạn thường.

Sau khi tổ Nhất Định viên tịch, tổ xây dựng thảo am thành chùa Từ Hiếu với sự ủng hộ của các quan thái giám. Năm 1848 vua Tự Đức ban danh hiệu “Sắc Tứ Từ Hiếu Tự” cho chùa. Năm 1848 dưới triều vua Thành Thái, tổ trùng tu lại chùa Từ Hiếu. Làm trụ trì chùa Từ Hiếu, tổ có phát mười lăm đại nguyện như sau:
1. Thân hình dị tục, bất tơ bạch y.
2. Khẩu thường thanh tịnh, bất thuyết thị phi.
3. Ý hành bình chính, vô gián tôn ti.
4. Tâm thường nhẫn nhục, xả tham sân si.
5. Ngọ trung nhất thực, bất quá hậu kỳ.
6. Căn trì tế hạnh, bất thất uy nghi.
7. Phạm vũ lao cố, Phật điện quang huy.
8. Cư hằng an ổn, nhật dụng vô khuy.
9. Đệ tử chúng đẳng, tai nạn vĩnh ly.
10. Đàn na thí chủ, phước thọ khương hy.
11. Oán thân bình đẳng, đồng phó liên trì.
12. Tịch diệt thần chí, hoạch dự tiên tri.
13. Đoan nhiên tọa hóa, chính lý tây quy.
14. Bất sinh bất diệt, liễu chứng vô vi.
15. Tảo thành Phật đạo, quảng độ quần mê.
Sc Cương Nghiêm
Cương Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2008 (26 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (27 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Nhuận Ngọc, pháp tự Chân Cương Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 599 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cương Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.






  
Cứu Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2008 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (21 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Thuận Giáo, pháp tự Chân Cứu Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 613 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Cứu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Không có nhận xét nào: