Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

V


Văn Lang (lễ lược) Tên một đại giới đàn diễn ra từ ngày 16 đến 20 tháng 12 năm 2006 tại Làng Mai trong khóa An Cư Kiết Đông 2006-2007.
Văn Lang Dị Sử (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản An Tiêm, Sài Gòn ấn hành lần đầu năm 1974, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và hải ngoại. Bản dịch tiếng Anh tựa đề A Taste of Earth, do nhà Parallax ấn hành.
Văn nghệ đứt ruột (thuật ngữ) Những bài hát mang tính sầu đau than thở, nhất là những bái hát tình sầu. Tại Mai Thôn không ai nghe và hát loại nhạc này, bởi vì chúng tưới tẩm những hạt giống tiêu cực sầu đau trong ta. Bài nhạc Bạc Mệnh do Thúy Kiều sáng tác là một bài hát thuộc loại văn nghệ đứt ruột. Văn nghệ này đã làm Kiều khổ suốt đời. Đến khi được tu tập chuyển hóa, Kiều quyết định giã từ loại văn nghệ đứt ruột ấy. “Nàng rằng: vì chút nghề chơi, đoạn trường khúc ấy hại người bấy lâu. Một phen tri kỷ cùng nhau, cuốn dây từ ấy về sau cũng chừa.” Đoạn trường có nghĩa là làm cho người ta đứt ruột, và vì vậy truyện Kiều cũng có tên là Đoạn Trường Tân Thanh. Xem Kiều và văn nghệ đứt ruột, Lá Bối xuất bản, 1994, trang 115.
Văn Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1974, tập sự xuất gia năm 2005 (30 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (31 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nguyên Hương, pháp tự Chân Văn Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 245 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Văn Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Vấn Đề Nhận Thức Trong Duy Thức Học (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Sài Gòn xuất bản lần đầu năm 1969, được tái bản nhiều lần ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Vẫn xuân đoàn tụ, vẫn còn bên nhau (chữ viết) Câu đối đón xuân Ất Dậu cho các chùa, các tu viện thuộc Làng Mai và các trung tâm tu tập pháp môn Làng Mai trên thế giới.
Về Lại Cội Bồ Đề (sách) Một cuốn sách phiên tả từ băng giảng các bài pháp thoại của Thầy Làng Mai và các tin tức sinh hoạt của chùa Làng Mai, do ban Thiện Pháp Tri xuất bản tại Việt Nam năm 2000.
Về Việt Nam (sách) Một cuốn sách ghi lại các bài giảng tại Làng Mai về gốc rễ hạnh phúc và tu tập của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Hoa Kỳ xuất bản lần đầu năm 1992.
Vĩ Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1977, tập sự xuất gia năm 2007 (30 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 06 năm 2008 (31 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp tự Chân Vĩ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Ngô Đồng. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2011 trong đại giới đàn Lắng Nghe. Thọ giới lớn ngày 27 tháng 2 năm 2012 trong đại giới đàn Tình Huynh Đệ. Là đệ tử thứ 520 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Vĩ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Viên Dung (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam, thầy Thích Viên Dung. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng như sau: 
 Ngắm nhìn sự lý Viên Dung
Ba ngàn thế giới trong lòng nắm tay.
 Nẻo xưa lá đỏ rụng đầy. 
Bước chân Tịnh Độ hôm nay tỏ tường. 
 
Viên Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1986, tập sự xuất gia năm 2006 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (21 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Như, pháp tự Chân Viên Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 426 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Viên Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Viên Nghiệp (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ, được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2000 trong đại giới đàn Năm 2000 với bài kệ truyền đăng như sau:  
Chân trí Viên minh là sự Nghiệp
Tài trai hiển lộ chí anh hùng. 
Gươm báu một khi đà khỏi vỏ. 
Vạn dây ràng buộc cũng là không.
Viên Quang (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ, được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 1996 trong đại giới đàn Nến Ngọc với bài kệ truyền đăng như sau:  
Chân thể tròn đầy chẳng diệt sinh.
Viên Quang báo trước một bình minh.
Ái ân lưới nọ dang tay xé.
Chim hồng tung cánh vút trời xanh.
Viện Cao Đẳng Phật Học (tổ chức) Danh xưng của Đạo Tràng Mai Thôn đứng về phương diện học hỏi và đào tạo nhân tài. Đạo Tràng Mai Thôn có Thầy Làng Mai, các vị giáo thọ xuất gia và tại gia chủ trì giảng dạy những lớp học và những khóa tu liên tiếp trong năm cho các giới xuất gia và tại gia. Các lớp học và khóa tu này cũng được tổ chức ở các cơ sở khác như: Tu Viện Bích Nham, Tu Viện Bát Nhã, Tu Viện Rừng Phong, Tu Viện Lộc Uyển và Đạo Tràng Thanh Sơn. Các khóa tu thường được các cơ sở tổ chức tại chỗ hoặc tại các địa điểm cho thuê như các trường Đại Học, Trung Học và các nơi khác, cũng đều nằm trong chương trình giảng dạy của viện Cao Đẳng Phật Học. Số lượng các vị giáo thọ xuất gia và tại gia được đào tạo và truyền đăng đến đầu năm 2009 đã lên tới 285 vị. Chương trình Phật học căn bản của Làng Mai cho các vị giáo thọ xuất gia là chương trình bốn năm, gồm các khóa giảng căn bản như Trái Tim Của Bụt (Phật Pháp Căn Bản), Công Phu Nở Đóa Sen Ngàn Cánh (tương đương với Nhị Khóa Hợp Giải ngày xưa nhưng phong phú hơn), Nền Tảng Duy Biểu (Luận Nhiếp Đại Thừa), Đạo Bụt Bộ Phái (Dị Bộ Tông Luân Luận), Tham Quan Tạng Kinh Nam Truyền, Tham Quan Tạng Kinh Bắc Truyền, Luật Tạng Tinh Yếu, Con Đường Vượt Thoát Lưỡng Biên (Trung Quán Luận), Năm Mươi Bài Tụng Duy Biểu, Ba Mươi Bài Tụng Duy Thức, Mười Bốn Bài Kệ Chỉ Quán, Lâm Tế Lục Tinh Yếu, Lâm Tế Lục Đại Toàn và Truyền Thống Sinh Động Của Thiền Tập, v.v… Tại Làng Mai, người xuất gia cũng được theo học các lớp sinh ngữ, cổ ngữ, khoa học và những môn học khác cần thiết cho sự tiếp thu, nghiên cứu và giảng dạy. Tuy học tăng không phải đi qua các cuộc khảo hoạch, thi cử và lên lớp, nhưng được hướng dẫn và soi sáng thường xuyên, và nhất là có điều kiện thường trú và thực tập trong tăng thân suốt năm, đi đâu cũng có đệ nhị thân bảo hộ. Lễ truyền đăng được xem như là lễ tốt nghiệp, và hội đồng giáo thọ quyết định vị nào có đủ điều kiện để tiếp nhận truyền đăng làm giáo thọ. Học tăng của Viện Cao Đẳng Phật Học có rất nhiều cơ duyên để phụ tá các vị giáo thọ trong các khóa tu tổ chức tại viện hoặc bên ngoài nên có rất nhiều cơ hội để học hỏi về cách thức tổ chức, giảng dạy và tham vấn. Giáo dục tại Viện Cao Đẳng Phật Học chú trọng đến sự thực tập, một giờ học hỏi trong lớp đi đôi với nhiều giờ thực tập thiền trà, thiền hành, chấp tác, soi sáng, làm mới, v.v... Vì vậy cái học tại Viện Cao Đẳng Phật Học không có tính cách lý thuyết mà rất chuộng thực hành. Xem Chương Trình Bốn Năm Để Nuôi Lớn Hạnh Phúc Trong Thời Gian ở Làng Mai.
Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu (tổ chức) Viết tắt là VPHUDAC, tên tiếng Anh là The European Institute of Applied Buddhism (EIAB). Một học viện được tăng thân Làng Mai thành lập năm 2007 với cơ sở chính đặt tại nước Đức. Địa chỉ: Schaumburgweg 3, D–51545 Waldbröl, Germany. Địa chỉ trang nhà: www.eiab-maincampus.org. Viện thành lập với mục đích truyền đạt cho học viên những phương pháp thực tập cụ thể rút từ kho tàng giáo lý đầy tuệ giác của Bụt để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, giúp xoa dịu những khổ đau, đem lại an lạc, hạnh phúc cho bản thân, gia đình, cộng đồng và cho toàn thế giới mà không chỉ đơn thuần nhắm vào mục đích trao truyền kiến thức về Đạo Bụt như rất nhiều chương trình giảng dạy Phật pháp tại các viện đại học khắp thế giới hiện nay. Giáo lý đạo Bụt giảng dạy ở VPHUDAC có tính cách thực tiễn, không mang màu sắc tôn giáo. Về hình thức cơ sở vật chất, Viện sẽ hội đủ các yếu tố như phòng học, phòng ngồi thiền cùng những tiện nghi để tu tập khác và nhất là đầy đủ chỗ ở cho học viên. Mỗi năm Viện sẽ có chương trình giảng dạy chi tiết và danh sách các khóa học do các vị giáo thọ Làng Mai xuất gia và tại gia chủ trì giảng dạy. Bất cứ người nào, không phân biệt nguồn gốc tôn giáo hay trình độ học vấn, kể cả trình độ kiến thức đạo Bụt, nếu có mong muốn tìm hiểu và thực tập chánh niệm để có khả năng sống hạnh phúc và sâu sắc trong giây phút hiện tại, làm chủ được thân - khẩu - ý và chuyển hóa khổ đau, khó khăn, tuyệt vọng đều có thể ghi danh tham dự các khóa học khác nhau của VPHUDAC tùy theo nhu cầu bản thân. Sau khóa học, học viên sẽ được cấp tín chỉ và khi hội đủ các tín chỉ cho một học trình được qui định, học viên sẽ được cấp bằng Giáo thọ Phật học Ứng dụng (MAB, Master of Applied Buddhism) hoặc Tiến sĩ Phật học Ứng dụng (DAB, Doctor of Applied Buddhism). VPHUDAC cũng sẽ cung cấp những chương trình đặc biệt để đào tạo các vị giáo thọ dành cho những tu sĩ và cư sĩ đã thực tập lâu năm, đạt được nhiều chuyển hóa và có ước muốn trở thành giáo thọ để chia sẻ giáo lý và kinh nghiệm thực tập cho người khác bằng những phương pháp thích hợp và hiệu quả. Khi được Hội đồng giáo thọ của VPHUDAC chấp nhận là có đủ điều kiện để trở thành giáo thọ, học viên sẽ được Thiền sư Nhất Hạnh truyền đăng trong lễ Truyền đăng và chính thức trở thành một vị giáo thọ theo truyền thống Làng Mai. VPHUDAC sẽ hợp tác với các học viện khác để các tín chỉ do VPHUDAC cấp được các học viện đó công nhận và như vậy học viên từ các học viện hợp tác với VPHUDAC có thể tới tham dự các khóa học và sau đó dùng các tín chỉ của VPHUDAC để theo học tiếp tại các học viện này. Từ mùa Xuân năm nay, Viện đã bắt đầu cấp phát chứng chỉ cho các khóa học.
VPHUDAC cung cấp khoảng 60 khóa học, từ cơ bản dành cho những học viên mới thực tập cho đến nâng cao dành để đào tạo giáo thọ, từ phổ thông dành cho giới tại gia hay chuyên sâu về oai nghi giới luật cho giới xuất gia như: Thực tập chánh niệm căn bản, các khóa tu dành cho những người đang hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội như chính trị, luật pháp, y tế, giáo dục, kinh doanh, công nghiệp giải trí, nghệ thuật, hoạt động xã hội, môi trường, giới học sinh sinh viên, v.v…; các khóa tu dành cho các bạn trẻ chuẩn bị lập gia đình, giúp những người mắc bệnh nan y (như ung thư, aids) cận kề cái chết, những ai mới có người thân qua đời, các khóa tu giúp giải quyết xung đột và tái lập truyền thông, giúp chữa lành quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giúp chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực như giận, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng; các khóa truyền đạt cách áp dụng giáo lý trong kinh điển vào thực tiễn cuộc sống như giáo lý Bát Chánh Đạo, Tứ Vô Lượng Tâm, Kinh Kim Cương, Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Tứ Niệm Xứ, Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Kinh Ba Cửa Giải Thoát, Kinh Người Áo Trắng, Kinh Tuổi Trẻ và Hạnh Phúc, Kinh Tử Nhục, v.v…; các khóa học tìm hiểu về Dòng tu Tiếp hiện: Lịch sử, Hiến chương, 14 giới, Đạo Bụt dấn thân; các khóa về nghệ thuật xây dựng tăng thân, tổ chức khóa tu, nghi lễ, tâm lý học Phật giáo, v.v… Tuy cơ sở gốc của Viện đặt tại Đức nhưng các khóa học sẽ được tổ chức tại các đạo tràng chi nhánh của Viện như Mai Thôn, Bích Nham, Lộc Uyển, Maitreya, Suối Thương, Từ Hiếu, Bát Nhã, v.v...
Sau đây là một mẫu giáo trình trong các giáo trình sẽ được giảng dạy:
Thực tập chánh niệm để duy trì hạnh phúc vững bền trong đời sống lứa đôi.
Đối tượng là những đôi lứa sắp sửa kết hôn (cả hai bạn nên cùng tham dự chung khóa học này). Khóa học kéo dài ba tuần nhưng các học viên có thể xin ở lại học viện lâu hơn để đào sâu sự thực tập dưới sự hướng dẫn của các giảng viên và với sự yểm trợ của các bạn đồng học khác. Nội dung chính của khóa học là giúp học viên thực tập: Nhận diện những cảm thọ hạnh phúc hay đau khổ nơi tự thân hay nơi người kia, biết cách chấp nhận và xử lý những cảm thọ bằng cách quán chiếu bản chất, nền tảng và nguồn gốc của chúng; Chế tác hạnh phúc từ những chất liệu nuôi dưỡng có mặt trong tự thân cũng như chung quanh trong từng giây phút; Nhìn sâu vào gốc rễ của mình và của người kia để hiểu được nguồn gốc của cách hành xử của mình và của người kia; Nhận diện những hạt giống thiện và bất thiện trong tâm thức mình và trong tâm thức người kia; Quyết tâm thực tập pháp môn “tưới hoa” - nhận diện và khuyến khích những điểm tích cực trong cách suy tư, nói năng và tiêu thụ của người kia; Lắng nghe với lòng từ bi để nhận diện và thấu hiểu những đau khổ cũng như hạnh phúc nơi chính mình và nơi người kia; Thực tập pháp môn Làm Mới để tái lập và gia tăng phẩm chất truyền thông; Nhận diện và thường xuyên xét lại những tâm nguyện và lý tưởng riêng cũng như chung của mỗi người; Thực tập pháp môn Tứ vô lượng tâm. 
 
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai, ký bút hiệu Nguyễn Lang, do nhà xuất bản Lá Bối, Sài Gòn xuất bản lần đầu năm 1974, được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và hải ngoại sau năm 1975. Sách gồm có ba tập. Năm 1992 nhà xuất bản Hà Nội ấn hành tập I và tập II có bài giới thiệu của giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Năm 1994 lại ấn hành một lần nữa và ấn hành thêm tập III. Năm 2000 nhà xuất bản lại cho ấn hành ba tập thành một cuốn với một lời nói đầu mới.

Việt Nghiêm
(tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Pháp, quốc tịch Pháp, sinh năm 1981, tập sự xuất gia năm 2001 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 2 năm 2002 (21 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Bồ Đề, pháp tự Chân Việt Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Thốt Nốt. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới lớn ngày 10 tháng 11 năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Là đệ tử thứ 144 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Việt Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. 
 
Vĩnh Nghiêm (cơ sở, tên gọi) 1. Một ngôi chùa lớn tọa lạc tại số 339 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh do Thượng tọa Thanh Phong trụ trì, nơi đã diễn ra Đại Trai Đàn Chẩn Tế Bình Đẳng Giải Oan từ ngày 16.3.2007 đến ngày 18.03.2007. 2. Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Đức. Thọ giới Sa Di Ni ngày 18 tháng 05 năm 2000 tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp tự Chân Vĩnh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bông Sứ. Là đệ tử thứ 109 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Vĩnh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Vịnh Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2006 (18 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (19 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Chúc, pháp tự Chân Vịnh Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 438 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Vịnh Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Vị Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ. Thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 11 năm 1988 tại núi Linh Thứu, Ấn Độ, pháp danh Tâm Diệu Dụng, pháp tự Chân Vị Nghiêm. Thường gọi là sư cô Chân Vị. Thọ giới lớn năm 1992 tại Làng Mai. Nhận truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng: 
 Chân như thiền Vị nhiệm màu. 
Mùa Xuân trên đỉnh non cao đã về. 
Tìm đâu cho thỏa tình quê? 
Vầng trăng trước ngõ chưa hề diệt sinh. 
 Là đệ tử thứ 03 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Chân Vị thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Viết thư pháp (thuật ngữ) Một nguồn vui của Thầy Làng Mai. Sư Ông viết để chơi, để tặng khách quý, tặng đệ tử. Các bạn thiền sinh tham dự các khóa tu do Làng Mai tổ chức, nếu phát tâm đóng góp yểm trợ các lớp học của chương trình Hiểu và Thương cũng sẽ được tặng lại một tấm thư pháp của Sư Ông để về thực tập. Cũng có khi thư pháp của Sư Ông được bán đấu giá để yểm trợ cho một chương trình từ thiện hay Phật sự. Sư Ông có rất nhiều câu thư pháp được nhiều người thích như:  
Thở đi con (Breathe, my dear); 
Uống trà đi con (Drink your tea);
 Mẹ ơi cười đi đừng lo lắng nữa; 
Ba ơi nhìn lại để thương mẹ nhiều hơn; 
The kingdom is now or never (Nước Chúa bây giờ hoặc không bao giờ); 
Present moment Wonderful moment (Phút giây hiện tại, Phút giây tuyệt vời);…
 Có khi tấm thư pháp chỉ là một vòng tròn giản dị. 
 
Viện Vô Ưu (thuật ngữ) Tên chữ của Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu. Xem Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu.
Vô đắc (danh từ phật học) Trên phương diện tích môn có thời gian, có không gian, có chủ đích, có khởi thông, có chung cục. Trên phương diện bản môn không có thời gian, không có không gian, v.v... Nếu tiếp xúc được với bản môn thì ta dừng được mọi sự tìm kiếm, lo lắng, khổ đau và ta có bình an. Đó gọi là vô đắc.
Vô Ngại (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nam của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Canada, sinh năm 1961, tập sự xuất gia năm 1990 (29 tuổi), thọ giới Sa Di ngày 27 tháng 12 năm 1990 (29 tuổi) tại chùa Cam Lộ - Làng Mai, pháp danh Tâm Minh Định, pháp tự Chân Vô Ngại. Thầy thuộc gia đình xuất gia Con Sư Tử. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 8 năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích. Nhận truyền đăng năm 1999 với bài kệ truyền đăng:  
khứ vô lai thường tự tại. 
Ngại gì gươm báu đã trao tay. 
Cười lớn tung lên trang hiển hách. 
Trăng nước ngoài kia vẫn sáng đầy. 
 Là đệ tử thứ 09 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Thầy Vô Ngại thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. 
 
Vũ Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1990, tập sự xuất gia năm 2007 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 06 năm 2008 (18 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp tự Chân Vũ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Ngô Đồng. Là đệ tử thứ 538 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Thọ thức xoa ma na năm 2010. Thọ giới ngày 29.2.2012 trong đại giới đàn Tình Huynh Đệ. lớn Sư cô Vũ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. 
 
Vui Bếp Lửa Hồng (bài hát) Một bài hát, nhạc của Xuân Tiên, tăng thân Làng Mai chỉnh lời.  
Người ơi, mau về đây.
Rừng Phương Bối kìa, tay cầm tay.
Cùng nhau vui bước, vai kề vai.
Nhớ phút giây hôm nay.
Mười phương chung về đây.
Về bên Bếp Hồng đang còn tươi.
Dù khi nắng lên hay chiều rơi.
Ta nhắn nhau về đây.
Rừng thiêng trong chiều nay.
Lửa thiêng cháy bừng soi trời mây.
Cùng nhau nuôi lớn tâm từ bi, chuyển hóa tham sân si.
Vì cưu mang trần gian. 

Vì thương xót người đang lầm than.
Vì bao mái đầu không tình thương.
Ta hiến dâng bình an.
Ơi... Bếp hồng sưởi ấm, bếp hồng vui.
Chí nuôi cho bền, giữ gìn hoài bão ngày mai.
Ơi... Hải triều vang tiếng, chấn ngàn khơi.
Hiểu sâu thương nhiều, thuyền đi sưởi ấm ngàn nơi.
Rừng khuya, mưa còn rơi.
Rừng khuya bếp hồng đang còn tươi.
Nguyền đem đuốc sáng soi trần gian.
Sẽ nhớ đi bên nhau.
Ngày mai trong trời xa.
Kìa bao đói nghèo đang chờ ta.
Dù bao tủi hờn, ta còn đây.
Dâng hiến đôi bàn tay.

 
Vững Chãi (cơ sở) Một xóm dành cho các thầy, thuộc tu viện Lộc Uyển, do thầy Chân Pháp Dung làm trụ trì.

Vướng mắc (thuật ngữ) Trạng thái đam mê, mất tự do đối với sáu đối tượng của giác quan: hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị ngọt, xúc chạm và tưởng nhớ. Đối tượng vướng mắc khó gỡ nhất là tình ái. Lâm vào tình trạng vướng mắc, đam mê, hành giả không còn nhiều năng lượng để học hỏi và tu tập, lại còn chống lại sự khuyên nhủ của các bạn đồng tu. Tại Làng Mai có những pháp môn phòng ngừa vướng mắc và những pháp môn chữa trị vướng mắc. Phòng ngừa thì dễ hơn chữa trị. Mỗi khi thấy dấu hiệu vướng mắc nơi một người bạn tu, hành giả phải tới với người đó để bàn luận hơn thiệt để giúp cho người kia đừng đi sâu vào vướng mắc. Nếu người kia không chịu nghe thì ta phải kiếm cho được thêm ba người nữa cùng với ta tới khuyên nhủ. Nếu không thành công, bốn vị này phải đề nghị đưa vấn đề ra với đại chúng để đại chúng tìm cách giúp người kia. Bốn người là túc số để đề nghị đưa vấn đề ra chúng. Xem nội kết êm ái.
Sc Vượng Nghiêm
Vượng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1986, tập sự xuất gia năm 2007 (21 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 06 năm 2008 (22 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp tự Chân Vượng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Ngô Đồng. Thọ thức xoa ma na năm 2011 tại Thái Lan. Thọ giới lớn ngày 27/2/2012 tại Thái Lan trong đại giới đàn Tình Huynh Đệ. Là đệ tử thứ 530 của Sư Ông Làng Mai (thiền sư Trừng Quang Nhất Hạnh). Sư cô Vượng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.




Không có nhận xét nào: