Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

H


Hà Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Mỹ, quốc tịch Mỹ, thọ giới Sa Di Ni ngày 30 tháng 06 năm 1996 tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp danh Precious Sound of the Source, pháp tự Chân Hà Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Dừa. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1998. Thọ giới lớn ngày 3 tháng 12 năm 1998 trong đại giới đàn Tăng Hội. Nhận truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng: Mỗi bước Hà hoa nở gót chân. Uy Nghiêm năm sắc áng mây hồng. Nụ cười trên mắt Quan âm nữ. Pháp giới phơi bày thể tính không. Là đệ tử thứ 40 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hà Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Sc Hạ Nghiêm
Hạ Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1986, tập sự xuất gia năm 2005 (19 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (19 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thường Nguyện, pháp tự Chân Hạ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 237 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hạ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hạc Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Thụy Điển, sinh năm 1981, tập sự xuất gia năm 2003 (22 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 2 năm 2003 (23 tuổi) tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Hạnh Ngọc, pháp tự Chân Hạc Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồ Đào. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Thọ giới lớn ngày 14 tháng 1 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Là đệ tử thứ 178 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hạc Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hạc Trắng (cơ sở) Một xóm dành cho các sư cô, thuộc tu viện Bích Nham, do sư cô Chân Thiều Nghiêm làm trụ trì.

Hai lời hứa (pháp số) Hai giới dành riêng cho thiếu nhi (dưới 10 tuổi). Trong lễ truyền thọ Ba Quy và Năm Giới, thay vì phát nguyện hành trì năm giới như đối với người lớn thì các em thiếu nhi hứa với Bụt hai lời hứa để học hỏi và giữ gìn. 1- Lời hứa thứ nhất: Con xin mở rộng lòng thương và tìm cách bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. 2- Lời hứa thứ hai: Con xin mở rộng tầm hiểu biết để có thể thương yêu và chung sống với mọi người và mọi loài.
Hái mận (sinh hoạt) Mỗi năm, vào sau khóa tu mùa hè, khi được Ban Chăm Sóc của Xóm Hạ thông báo mận đã chín, đại chúng ba xóm bốn chùa Làng Mai lại tập họp về Xóm Hạ để hái mận. Ngày hái mận cũng là một ngày hội. Đại chúng chia thành nhiều nhóm, nhóm đi hái mận, nhóm ngồi lựa mận, nhóm làm nhiệm vụ chuyên chở, có cả nhóm cắt mận để nấu mứt ngay tại chỗ. Có 1250 cây mận được trồng ở Xóm Hạ nên vườn mận rất rộng và được chăm sóc hoàn toàn theo lối hữu cơ. Có những năm được mùa mận, đại chúng phải hái 3 ngày mới hết và thu hoạch tới 5 tấn mận. Mận sấy khô và mứt mận trở thành một đặc sản của Làng Mai và các bạn thiền sinh về Làng có thể yểm trợ cho chương trình Hiểu và Thương bằng cách mua những sản phẩm này.
Hài Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Pháp, quốc tịch Pháp, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2007 (24 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (25 tuổi) tại Chùa Cam Lộ - Làng Mai, pháp danh Tâm Hỷ Đạo, pháp tự Chân Hài Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 478 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hài Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hải đảo tự thân (thuật ngữ) Nơi nương tựa vững chãi nhất. Tiếng Phạn là atmadìpa (Pali là attadìpa). Vào năm cuối trước khi nhập diệt, Bụt thường dạy các vị đệ tử đừng nương vào một ai khác, phải trở về nương tựa nơi chánh pháp trong tự thân (tự quy y pháp), một hải đảo vững chãi, an ninh, không bị sóng biển dập vùi. Bụt dạy: ‘Quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình, đừng nương tựa vào một hải đảo nào khác hay một ai khác. Điều này có nghĩa là thực tập an trú trong phép quán niệm...’ (kinh Hải Đảo Tự Thân, Tạp A Hàm 639). Bài kệ Hải Đảo Tự Thân đã được phổ nhạc có thể được sử dụng để thực tập thiền ngồi, thiền đi hay là những lúc mình thấy bất an và thiếu vững chãi: Quay về nương tựa, hải đảo tự thân. Chánh niệm là Bụt, soi sáng xa gần. Hơi thở là Pháp, bảo hộ thân tâm. Năm uẩn là Tăng, phối hợp tinh cần. Thở vào thở ra, là hoa tươi mát, là núi vững vàng, nước tĩnh lặng chiếu, không gian thênh thang.

Hải Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1987, tập sự xuất gia năm 2005 (18 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (20 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Hoa, pháp tự Chân Hải Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 433 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hải Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hải Thiệu (tên gọi) Xem Cương Kỷ

Hải Triều Âm (tạp chí, tên gọi) 1. Tạp chí do Thầy Làng Mai làm chủ bút, thầy Hộ Giác làm chủ nhiệm, phật tử Võ Đình Cường làm thư ký, cơ quan ngôn luận chính thức của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, số đầu tiên xuất bản năm 1964. Hiện còn được lưu trữ tại thư viện của trường đại học Cornell. 2. Bé Hải Triều Âm - một nhân vật có thật trong truyện Tý - Chiếc lá ổi non và cây tre trăm đốt.

Hàm Tiếu Thiền (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai, ký bút hiệu Thạc Đức, ấn hành chui năm 1976 tại Việt Nam. Tên nguyên bản là Ý Thức Em Mặt Trời Tỏ Rạng, in ở hải ngoại dưới đề Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức. Được dịch ra nhiều thứ tiếng và được sửa chữa và tái bản nhiều lần. Bản tiếng Anh là The Miracle of Mindfulness, được nhà in Beacon xuất bản từ ba mươi năm nay và vẫn được tiếp tục bán đều đều, chưa bao giờ đứt đoạn.

Hành Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Mỹ, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1979, tập sự xuất gia năm 2000 (21 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 12 tháng 2 năm 2001 (22 tuổi) tại chùa Pháp Vân– Làng Mai, pháp danh Simplicity of the Heart, pháp tự Chân Hành Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trà Mi. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 2 năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Nhận truyền đăng năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng: Vàng son chánh pháp Hành trì. Trang Nghiêm Tịnh độ bước đi siêu trần. Năm màu hiện dáng tường vân. Trăng sao ghi chữ pháp thân rạng ngời. Là đệ tử thứ 121 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hành Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hạnh Liên (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, xuất gia năm 1996 tại Việt Nam. Được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối với bài kệ truyền đăng: Ba cõi cao vang lời Hạnh nguyện. Mười phương sáng rỡ cánh Liên hoa. Trăng sao sinh được con người ấy. Sông núi an vui cảnh thái hòa. Đến Làng Mai từ năm 2001.

Hạnh môn (thuật ngữ) Chiều hành động. Đây là chiều (dimension) thứ ba mà Thầy Làng Mai đề nghị để bổ túc cho hai chiều đã được đề cập tới trong tông Thiên Thai là tích môn và bản môn. Hạnh môn là nói tới công hạnh của các vị Bồ Tát trong kinh Pháp Hoa. Tác giả sách Sen Nở Trời Phương Ngoại đề nghị nên chia các phẩm trong kinh Pháp Hoa thành ba nhóm: tích môn, bản môn và hạnh môn.

Hạnh Nhu (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai, được Thầy Làng Mai truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng: Hạnh xưa Nhu thuận ánh trăng rằm. Lối cũ tìm về thấy Phật tâm. Đại địa muôn đời xinh đẹp mãi. Họp ngàn chim én tạo mùa xuân.

Hạnh Phúc Mộng Và Thực (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai, bình giảng kinh Tam Di Đề (Samaddhi sutra), nhà xuất bản Lá Bối, Hoa Kỳ ấn hành năm 2001 và in tại Việt Nam năm 1999 và 2001. Đề tài của sách là tuổi trẻ, lý tưởng và tình yêu.

Hào Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1987, tập sự xuất gia năm 2007 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (21 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Phước Hà, pháp tự Chân Hào Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 498 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hào Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hảo Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Úc, sinh năm 1966, tập sự xuất gia năm 1999 (33 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 4 tháng 12 năm 1999 (33 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Diệu Tâm, pháp tự Chân Hảo Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Anh Đào. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 1 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Nhận truyền đăng năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối với bài kệ truyền đăng: Mắt biếc trao truyền chân Hảo ý. Công hành Nghiêm mật tuổi hoa niên. Nghe trong hiện tại hoa đàm nở. Vũ trụ ngời lên ánh diệu huyền. Là đệ tử thứ 99 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hảo Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hạt giống (thuật ngữ) Xem chủng tử.

Hằng Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1972, tập sự xuất gia năm 1997 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 11 năm 1997 (25 tuổi) tại Key West, Florida - Mỹ, pháp danh Tâm Quảng Hiệp, pháp tự Chân Hằng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Phượng. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1998. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 12 năm 2000 trong đại giới đàn Năm 2000. Nhận truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế với bài kệ truyền đăng: Bi quán dòng khơi biển tịnh Hằng. Ngôn hành từ ái lộ Nghiêm thân. Hoàng oanh trong liễu vừa lên tiếng. Ưu đàm hé cánh hiện toàn chân. Là đệ tử thứ 52 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hằng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Hân Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam. Thọ giới Sa Di Ni ngày 04 tháng 02 năm 1998 tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp tự Chân Hân Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Táo. Là đệ tử thứ 61 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hân Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hậu Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1987, tập sự xuất gia năm 2007 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (21 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Giác Thiết, pháp tự Chân Hậu Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 496 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hậu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Helping the Buddha To Be Born (sách) Một cuốn sách nguyên bản tiếng Anh đăng lại bài pháp thoại của Thầy Làng Mai ngày 8 tháng 6 năm 1991 do nhà in Being Books xuất bản năm 1997 tại Anh.

Hermit and the Well (sách) Một cuốn sách viết bằng tiếng Anh của Thầy Làng Mai, thuộc tủ sách dành cho trẻ em do họa sĩ Võ Đình Mai minh họa. Nhà Parallax Press xuất bản năm 2003 tại Hoa Kỳ.

Hiến Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Anh, quốc tịch Anh, sinh năm 1980, tập sự xuất gia năm 2007 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (28 tuổi) tại Chùa Cam Lộ - Làng Mai, pháp danh Tâm Tuyệt Đắc, pháp tự Chân Hiến Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 476 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hiến Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hiền Hải (tên gọi) Một vị xuất gia nữ tu tập theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1929, thọ giới Sa Di Ni ngày 07 tháng 11 năm 2002 (74 tuổi) tại Tu Viện Đại Đăng, pháp danh Diệu Kiến, pháp tự Hiền Hải. Thọ giới thức xoa ma na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới lớn ngày 14 tháng 01 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Đến Lộc Uyển vào năm 2002. Sư cô là mẹ của sư cô Đắc Nghiêm.

Hiền Hạnh
(tên gọi) Một vị xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1978, tập sự xuất gia năm 1999 (21 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 19 tháng 2 năm 2003 (25 tuổi) tại chùa Diệu Đức - Huế, pháp danh Nguyên Tuệ, pháp tự Hiền Hạnh. Thọ giới Thức Xoa Ma Na tháng 1 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Thọ giới Lớn ngày 18 tháng 12 năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang. Là đệ tử của Sư bà Diệu Trí. Gốc chùa Diệu Nghiêm - Huế. Đến Làng Mai từ năm 2004. Sư cô Hiền Hạnh thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hiền Hòa (tên gọi) Một vị xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1985, tập sự xuất gia năm 1996 (11 tuổi), thọ giới sa di ngày 19 tháng 2 năm 2003 (18 tuổi) tại chùa Diệu Đức - Huế, pháp danh Như Hiệp, pháp tự Hiền Hòa. Thọ giới Thức Xoa Ma Na tháng 1 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Thọ giới Lớn ngày 18 tháng 12 năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang. Là đệ tử của Sư bà Diệu Trí. Gốc chùa Diệu Nghiêm - Huế. Đến Làng Mai từ năm 2004. Sư cô Hiền Hòa thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hiền Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Úc, sinh năm 1977, tập sự xuất gia năm 2002 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 5 năm 2002 (25 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Khinh An, pháp tự Chân Hiền Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Xoan. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Thọ giới lớn ngày 14 tháng 1 năm 2006 trong đại giới đàn Cổ Pháp. Là đệ tử thứ 155 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hiền Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hiển Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1983, tập sự xuất gia năm 2006 (23 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (24 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Giác Lâm, pháp tự Chân Hiển Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 415 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hiển Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Hiện Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1992, tập sự xuất gia năm 2007 (15 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (16 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Nguyên Đức, pháp tự Chân Hiện Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 515 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hiện Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hiện pháp (thuật ngữ) Giây phút hiện tại, những gì đang xảy ra trước mắt mình trong giây phút hiện tại (drstàdharma).

Hiện Pháp Lạc Trú (bài tụng, thuật ngữ) 1. Một bài tụng được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện, có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Đây là một trong những bài tụng mới nên chưa có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn nhưng đã có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn 2010.
2. Có khi gọi là hiện pháp lạc cư (tiếng Phạn là Dristadharmasukhavihara), có nghĩa là sống hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Trong kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc kinh, Trung A Hàm 128) Bụt dạy cư sĩ Cấp Cô Độc và năm trăm người bạn trong giới thương gia phương pháp sống hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại bằng cách thực tập ba quy, năm giới và các phép tùy niệm: Niệm Bụt, niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới. Xem Đây là Tịnh Độ, Đã về đã tới Bây giờ ở đây.

Hiện pháp tịnh độ (thuật ngữ) Tịnh độ được tiếp xúc ngay bây giờ và ở đây. Xem Đây là tịnh độ mỗi bước chân đi vào tịnh độ.

Hiệu Lực Cầu Nguyện (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Hoa Kỳ xuất bản lần đầu năm 2003 và được dịch sang tiếng Anh với tựa đề The Energy of Prayer.

Hiệu Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2005 (23 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (24 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, Việt Nam, pháp danh Tâm Từ, pháp tự Chân Hiệu Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Là đệ tử thứ 366 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hiệu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hiểu Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2007 (19 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (20 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Phước Hạnh, pháp tự Chân Hiểu Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 499 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hiểu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hiểu và Thương (thuật ngữ, tổ chức) 1. Hiểu biết (trí) và thương yêu (bi). Chưa hiểu được những khó khăn và khổ đau với những gốc rễ xa gần của các khổ đau ấy của một người thì chưa có thể chấp nhận và thương yêu được người ấy. Muốn hiểu thì phải có thì giờ để quán chiếu và lắng nghe. Lắng nghe để hiểu, nhìn thấu để thương, là sự thực tập để thiết lập truyền thông và nuôi dưỡng hạnh phúc. Bồ Tát Quan Thế Âm là biểu tượng cho khả năng lắng nghe, Bồ Tát Văn Thù là biểu tượng cho khả năng nhìn thấu. Đã hiểu thì thế nào cũng thương, đã thương có nghĩa là đã hiểu. Con không hiểu được cha thì chưa thể thương cha, cha chưa hiểu được con thì tình thương vẫn chưa phải là tình thương đích thực, vì vậy vẫn còn làm cho con khổ. ‘Hiểu thương chẳng trách móc người, hiện thân Bồ Tát giữa nơi đạo tràng’ và ‘Đi qua cầu hiểu tới cầu thương’ là những câu nói thường sử dụng ở Làng Mai. 2. Tên chương trình công tác xã hội của Làng Mai tại những vùng quê nghèo, xa xôi và khó khăn ở Việt Nam, gồm có các trường mẫu giáo và các trường huấn nghệ.
Hoa Bưởi (cơ sở) Một cư xá dành cho cư sĩ nam tại tu viện Bích Nham.
Hoa Cau (điện đường) Phòng nghỉ của Thầy Làng Mai tại Xóm Hạ.
Hoa Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Anh, sinh năm 1959, tập sự xuất gia năm 1991 (32 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 1 năm 1991 (32 tuổi) tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp danh Tâm Uyên, pháp tự Chân Hoa Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Quỳnh Hương. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1992 trong đại giới đàn Cam Lộ. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 8 năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích. Nhận truyền đăng năm 1999 trong đại giới đàn Tăng Hội với bài kệ truyền đăng: Hoa trái thương yêu nguyền hiến tặng. Nghiêm hành tam học rạng uy nghi. Đào lý vườn tâm bừng sắc thắm. Sân ngoài tùng bách nét phương phi. Là đệ tử thứ 10 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hoa Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Hoa Ô Môi (cơ sở) Quán sách tại Xóm Hạ.

Hoa rác tương tức (thuật ngữ) Tính cách hữu cơ của hoa và rác, của phiền não và bồ đề. Xem Chuyển rác thành hoa.

Hoa Sen (sách) Văn tập kỷ niệm lớp giáo lý phổ thông tại Cầu Đất nhân dịp mãn khóa năm 1952, do Liên Hoa xuất bản.

Hoa Sen Trong Biển Lửa (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai do nhà Lá Bối, Sài Gòn xuất bản lần đầu năm 1967. Bản dịch tiếng Anh tựa đề Vietnam, Lotus in a Sea of Fire do nhà Hill and Wang ấn hành.

Hóa Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1963, tập sự xuất gia năm 2001 (38 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 28 tháng 6 năm 2001 (38 tuổi) tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Thiện Nguyện, pháp tự Chân Hóa Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Dâu Tây. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2004 trong đại giới đàn Lâm Tế. Thọ giới Lớn ngày 10 tháng 11 năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ. Nhận truyền đăng năm 2009 trong đại giới đàn Mùa Sen Mới với bài kệ truyền đăng: Công phu chuyển Hóa từng giây phút. Vun trồng giới định để Nghiêm thân. Chắp tay tiếp nhận nhành dương liễu. Thấy được Quan Âm chí xuất trần. Là đệ tử thứ 125 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hóa Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.
Hòa Ái (tháp miếu) Một tháp chuông thuộc Chùa Cam Lộ, Xóm Hạ.

Hòa Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Canada, quốc tịch Canada. Thọ giới Sa Di Ni ngày 23 tháng 03 năm 1999 tại Làng Mai, pháp tự Chân Hòa Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Mộc Lan. Là đệ tử thứ 82 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hòa Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Họa Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2005 (16 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 10 tháng 5 năm 2006 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quang Trú, pháp tự Chân Họa Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hải Đường. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 382 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Họa Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hoan Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1993, tập sự xuất gia năm 2007 (14 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 20 tháng 09 năm 2008 (15 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Vạn Hằng, pháp tự Chân Hoan Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Trắng. Là đệ tử thứ 586 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hoan Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hoàn Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1982, tập sự xuất gia năm 2008 (26 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 08 tháng 03 năm 2009 (27 tuổi) tại Chùa Từ Hiếu, pháp danh Tâm Minh Tâm, pháp tự Chân Hoàn Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Sen Vàng. Là đệ tử thứ 597 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hoàn Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hoàng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2007 (18 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (19 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Phước Hải, pháp tự Chân Hoàng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 505 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hoàng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hoạt Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1992, tập sự xuất gia năm 2005 (13 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (15 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Hoài, pháp tự Chân Hoạt Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 465 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hoạt Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Sc Hoằng Nghiêm
Hoằng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2006 (18 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (19 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Hoa Đức, pháp tự Chân Hoằng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Thọ giới lớn năm 2010 tại thái Lan trong đại giới đàn Thủy Tiên. Là đệ tử thứ 439 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hoằng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Học Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1975, tập sự xuất gia năm 2000 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 18 tháng 05 năm 2000 (25 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Nguyên Ân, pháp tự Chân Học Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bông Sứ. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 1 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Nhận truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng: Vầng trăng hiếu thuận trung kiên. Đèn tâm nội chiếu uy nghiêm cõi ngoài. Hạt xuân ngày tháng gieo vui. Nụ cười pháp lạc cho đời nở hoa. Là đệ tử thứ 112 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Học Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Họp chúng buổi sáng (sinh hoạt) Buổi họp đứng thành vòng tròn của đại chúng mỗi chùa, được triệu tập vào buổi sáng sau bữa sáng để phân phối công việc, cho mọi người biết ai chấp tác gì vào buổi sáng hôm ấy và cũng để thông báo những gì cần thiết. Buổi họp thường bắt đầu bằng một vài bài thiền ca, và không kéo dài quá 15 phút. Tiếng Anh là community gathering. Họp chúng buổi sáng có tác dụng rất tốt trong hướng xây dựng tình huynh đệ.

Hôn nhân dị giáo (phát biểu) xem Đừng bỏ gốc rễ.

Hộ Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1950, tập sự xuất gia năm 1999 (49 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 18 tháng 05 năm 2000 (50 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Huệ, pháp tự Chân Hộ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Bông Sứ. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Thọ giới lớn ngày 9 tháng 1 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Nhận truyền đăng năm 2008 trong đại giới đàn Thanh Lương Địa với bài kệ truyền đăng: 
 Ý căn đêm sớm Hộ trì. 
Trang Nghiêm đất Bụt thanh quy chẳng rời. 
Suốt ngày tịnh cảnh rong chơi. 
Pháp môn hành hóa không ngoài hiểu thương. 
 Là đệ tử thứ 104 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hộ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán. Sư cô là mẹ của thầy Pháp Nguyên.

Hộ Trì (cơ sở) Một cư xá thuộc đạo tràng Thanh Sơn, tu viện Rừng Phong.

Sư cô Hồi Nghiêm
Hồi Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2007 (18 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (19 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Hòa, pháp tự Chân Hồi Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 506 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hồi Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.








Hội chợ tăng thân (sinh hoạt) Tiếng Anh là Sangha Fair. Một nét mới của những khóa tu lớn do tăng thân Làng Mai tổ chức. Hội chợ thường được tổ chức trước khi mỗi khóa tu kết thúc để các bạn thiền sinh có cơ hội giới thiệu về tăng thân địa phương của mình, còn những bạn chưa có tăng thân sẽ có cơ hội tìm được tăng thân để cùng tham gia sinh hoạt. Các tăng thân cũng có dịp tìm hiểu thêm về các hoạt động của nhau và chia sẻ kinh nghiệp xây dựng tăng thân.

Hội đồng Giáo thọ (chức vụ) Hội đồng những vị xuất gia đã được truyền đăng làm giáo thọ và các vị giáo thọ tập sự, có trách nhiệm trực tiếp giảng dạy và chăm sóc sự tu học của đại chúng, chịu trách nhiệm về phẩm chất tu và học của đại chúng xuất gia cũng như tại gia đang thực tập tại đạo tràng.

Hội đồng Tỳ kheo (Tỳ kheo ni) (chức vụ) Hội đồng những vị xuất gia đã thọ giới Lớn, có thẩm quyền đưa ra những quyết định quan trọng liên quan tới đời sống và sinh hoạt trong một xóm hay của cả tăng thân. Hội đồng ra quyết định bằng phép Yết ma theo truyền thống. Tuy nhiên trước khi thực hiện phép Yết ma, hội đồng tỳ kheo (tỳ kheo ni) thường tham khảo ý kiến của những thành viên khác trong chúng, từ các vị sa di, sa di ni đến những vị tập sự xuất gia hay cư sĩ. Xem thêm sách Sống Chung An Lạc do Lá Bối ấn hành.

Hội hoa thủy tiên (sinh hoạt) Một lễ hội mừng hoa thủy tiên nở. Tại Pháp Thân Tạng ở Xóm Thượng, cứ đến khoảng tháng 3 dương lịch là hàng ngàn bông thủy tiên lại từ đâu bất thần vươn lên, làm rực rỡ cả sườn núi. Đại chúng được mời tới để cùng Sư Ông đi thiền hành xuống Pháp Thân Tạng, ngồi chơi và thưởng thức hoa thủy tiên. Đâu đó từ trên sườn núi lại vẳng xuống tiếng đàn, tiếng sáo theo những điệu thiền ca của Làng.

Hội hoa mai (sinh hoạt) Một lễ hội mừng hoa mai nở. Thường được tổ chức tại Xóm Hạ vì đây là nơi trồng 1250 cây mận của Làng.

Hội Ngàn Sao (điện đường) Một thiền đường thuộc chùa Cam Lộ, Xóm Hạ. Thiền đường có khả năng chứa được hơn một ngàn người.

Hội Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1974, tập sự xuất gia năm 1999 (25 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 04 tháng 12 năm 1999 (25 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Quảng Minh, pháp tự Chân Hội Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Anh Đào. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2001. Thọ giới lớn ngày 09 tháng 01 năm 2003 trong đại giới đàn Đã Về Đã Tới. Nhận truyền đăng năm 2006 trong đại giới đàn Văn Lang với bài kệ truyền đăng: Trời đêm mở Hội ngàn sao. Vầng trăng có lối đi vào uy Nghiêm. Bàn tay tổ phụ trao truyền. Nguyện xưa rồi mãn cơ duyên thật gần. Là đệ tử thứ 91 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hội Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hồng (sách) Một tập truyện ngắn của Thầy Làng Mai do nhà xuất bản Lá Bối Châu Âu ấn hành bằng tiếng Pháp năm 1980, dịch từ nguyên bản tiếng Việt trong cuốn Bưởi xuất bản năm 1979.

Hồng Giòn (cơ sở) Một cư xá thuộc Xóm Hạ.

Hồng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Úc, tập sự xuất gia năm 2002, thọ giới Sa Di Ni ngày 26 tháng 5 năm 2002 tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp tự Chân Hồng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Xoan. Là đệ tử thứ 152 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hồng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hộp bánh Lu (thuật ngữ) Một hộp bánh bích quy do hãng Le fèvre Utile (LU) ở Pháp sản xuất. Ngày xưa trong thời thuộc địa, nhiều thiếu nữ đã sử dụng chiếc hộp này để giữ những lá thư tình mình nhận được. Đọc lại những lá thư tình ấy là có cơ hội tưới tẩm hạt giống ân tình ngày xưa để có thêm cơ hội tha thứ và phục hồi thương yêu, cũng như cơn mưa làm mát dịu một mảnh đất khô cằn và khiến cho hạt giống có cơ hội nẩy mầm. Thầy Làng Mai thường dùng hình ảnh này để dạy về pháp môn tưới tẩm hạt giống tốt.

Hơi thở chánh niệm (phép tu) Hơi thở đầu tiên trong mười sáu phép quán niệm về hơi thở được Bụt dạy trong Kinh Quán Niệm Hơi Thở. “Thở vào tôi biết là tôi đang thở vào, thở ra tôi biết là tôi đang thở ra”. Đây là phép nhận diện hơi thở. Ta cứ thở tự nhiên trong bất cứ thế nào của thân thể, và chỉ cần để hết tâm ý vào hơi thở. Thở như thế chỉ trong vài chục giây là thân tâm ta về lại với nhau và ta thực sự có mặt trong giây phút hiện tại. Tiếp tục thở như thế, ta sẽ thấy hơi thở tự nhiên trở nên êm dịu, sâu lắng và điều hòa, thân cũng như tâm sẽ có cảm giác dễ chịu, an lạc. Năng lượng chánh niệm do hơi thở chế tác tiếp tục bảo hộ ta, giúp ta an trú trong giây phút hiện tại, không để cho ưu tư, lo lắng và thất niệm kéo ta đi về quá khứ hay tương lai.

Hơi Thở Của Bụt (khóa tu) Tên một khóa tu 21 ngày được tổ chức tại Làng Mai năm 2006.

Hơi thở nhẹ (cơ sở) tiếng Pháp là La Maison de L’Inspir. Thiền đường tọa lạc tại công viên Villeflix thuộc vùng Noisy Le Grand ngoại ô Paris, được xây dựng ngay trong khuôn viên cũ của thiền đường Hoa Quỳnh, thay thế cho thiền đường Hoa Quỳnh (Fleurs de Cactus) để phục vụ cho thiền sinh và Phật tử miền Paris và phụ cận. Thiền đường Hơi Thở Nhẹ được khánh thành vào đầu năm Mậu Tý 2008, và sư cô Chân Giác Nghiêm, người Pháp, đã được tăng thân công cử làm trụ trì. Địa chỉ: 7 Alee des Belles Vues, 93160 Noisy-le-Grand, Paris.

Huân Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2005 (16 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (18 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quảng Hạnh, pháp tự Chân Huân Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 445 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Huân Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Huấn Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1991, tập sự xuất gia năm 2007 (16 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (17 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Diệu Ngộ, pháp tự Chân Huấn Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 512 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Huấn Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Huệ Định (tên gọi) Một vị xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, xuất gia năm 2002 Việt Nam. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 3 năm 2007 trong đại giới đàn Phương Bối. Đến Làng Mai từ năm 2007.

Huệ Hiền (tên gọi) Một vị xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, xuất gia năm 2003 tại Việt Nam. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 12 năm 2006 tại Làng Mai trong đại giới đàn Văn Lang. Đến Làng Mai từ năm 2006.

Huệ Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1990, tập sự xuất gia năm 2006 (16 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thanh Diệu, pháp tự Chân Huệ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Là đệ tử thứ 455 của Sư Ông Làng Mai. Thọ thức xoa ma na năm 2010. Thọ giới lớn năm 2011 tại Thái Lan trong đại giới đàn Lắng Nghe. Sư cô Huệ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.







Huệ Tri (tên gọi) Một vị xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, xuất gia năm 2002 tại Việt Nam. Thọ giới lớn ngày 18 tháng 12 năm 2006 tại Làng Mai trong đại giới đàn Văn Lang. Đến Làng Mai từ năm 2006.

Huy Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1990, tập sự xuất gia năm 2007 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (18 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quảng Chung, pháp tự Chân Huy Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 509 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Huy Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Huynh đệ tương tàn (văn học) Sau chuyến về thăm quê hương năm 2007 và các đại trai đàn chẩn tế, Sư Ông Làng Mai nhận được một bức thư của Giáo sư Nguyễn Xuân Hiển, bày tỏ những suy nghĩ chân thành về hai chuyến hoằng pháp tại Việt Nam và một cái nhìn khách quan về cuộc chiến tranh chống Mỹ, cuộc chiến tranh mà thực chất là cuộc huynh đệ tương tàn giữa những người đồng bào. Dưới đây là trích đoạn bức thư đã được đăng trên Lá Thơ Làng Mai số 31 phát hành dịp Xuân Mậu Tý 2008: “Kính gửi: Thiền sư Thích Nhất Hạnh quý mến! Tôi là Nguyễn Xuân Hiển, 86 tuổi, GS chuyên viên Da Liễu Cục quân y, làm việc tại Viện Quân Y 108 đã về hưu từ 1992. Phật tử tại gia, đệ tử của Sư bà Hải Triều Âm (chùa Dược Sư), tư vấn đạo đức và tâm lý cho Hội AOVAF - Trẻ em chất độc da cam, do cô Minh Phương làm giám đốc, mà đoàn đã có dịp đến thăm ở Bát Tràng. Hiện ở 15B khu Tập thể Dệt Kim Đông Xuân, phường Đồng Nhân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 821447. Xin được phát biểu một số cảm nghĩ chân thành sau đây, kính mong Thiền sư bớt chút thì giờ đọc tham khảo cho ý kiến thêm:
  1. Cũng như nhiều người khác ở Việt Nam, nhất là giới Phật tử và trí thức lớn tuổi, tôi đánh giá cao và rất hoan nghênh về sự nghiệp và kết quả hoằng dương giáo pháp của Thiền sư và tăng đoàn Làng Mai trên toàn thế giới những năm gần đây. Chúng tôi chưa được biết hết nội dung và kết quả hoạt động của Thiền sư. Chỉ mới thấy qua một số việc như: Thiền sư đã lập được nhiều tập thể Phật tử gồm nhiều quốc tịch, có nơi hàng nghìn người, rải rác ở nhiều nước trên thế giới. Thiền sư đã chủ trì nhiều hội nghị, hội thảo chuyên đề về Phật giáo. Đã gặp gỡ trực tiếp và thuyết pháp trước nhiều nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo, tổ chức quần chúng… Đã cho xuất bản nhiều sách, băng đĩa Phật giáo thích thú và bổ ích. Qua đây Thiền sư đã làm cho nhiều người, nhất là thanh niên trí thức, bác học phương Tây thấy rõ tính chất khoa học thực tiễn, phục vụ đời sống của Phật pháp. Thiền sư đã làm sáng tỏ hương vị giải thoát của giáo lý đạo Phật, coi như là một lối sống hài hòa giữa khoa học kỹ thuật và tâm linh mà nhân loại cần noi theo trong thiên niên kỷ đầy nguy cơ và hiểm họa này. Cụ thể Thiền sư đã truyền đạt nhiều pháp môn chuyển hóa các stress, phiền não, bế tắc cho rất nhiều trường hợp ở các lứa tuổi và hoàn cảnh khác nhau đã và đang bên bờ vực thẳm. Có thể nói Thiền sư đã góp phần hiện đại hóa Phật giáo, giảng giải giáo lý rất sinh động, cụ thể kết hợp giữa lời kinh và thơ nhạc dễ thấm vào tim gan người nghe. Đã hoàn toàn loại trừ các yếu tố dị đoan mê tín, do đó thanh niên trí thức bác học dù ở phương Tây vẫn có thể dễ dàng tiếp nhận. Nhiều Phật tử rất tâm đắc với quan điểm “Hiện pháp lạc trú”, “quán niệm, thiền, thở sâu” của Thiền sư để bảo đảm tâm hồn luôn được an lạc, vững chãi, thảnh thơi, ngay cả trước mọi thăng trầm. 2. Riêng với Việt Nam, Thiền sư đã dẫn đoàn Làng Mai hai lần về nói chuyện khắp từ Nam chí Bắc, mang đến cho Phật giáo Việt Nam một luồng sinh khí mới. Đặc biệt lần này qua việc làm lễ cầu siêu cho 7 triệu vong hồn chết trong chiến tranh, Thiền sư đã làm sáng tỏ một chân lý mà trước đây nhiều người chưa thấy hoặc đã thấy nhưng chưa tiện nói ra, đó là: Cuộc chiến tranh chống Mỹ vừa qua là một bài học đau xót của đất nước mà ta phải mua bằng giá quá đắt, từ nay về sau phải tuyệt đối tránh không đi vào lối xe cũ “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Chân thành cảm ơn Thiền sư đã “dám” nêu lên và nhắc lại chân lý ngàn đời của ông cha ta. 3. Đối với cá nhân tôi, từ nhiều năm nay qua sự giáo dục dìu dắt của Sư bà Hải Triều Âm và những năm gần đây được đọc, nghe tài liệu của Thiền sư, tôi rất tâm đắc về quan điểm “Hiện pháp lạc trú” và “Thiền trong mọi lúc” của Thiền sư. Đã xác định được một đường lối tu hành thích hợp, mang lại an lạc, vững chãi, thảnh thơi kể cả trong những hoàn cảnh đáng lẽ phải đau buồn. Tuy nhiên còn một số điều trong giáo lý Phật tôi chưa được quán triệt còn băn khoăn, nhân đây xin được Thiền sư giảng giải cho…”
Huyền Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Canada, sinh năm 1970, tập sự xuất gia năm 1997 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 4 tháng 02 năm 1998 (28 tuổi) tại chùa Từ Nghiêm – Làng Mai, pháp danh Tâm Hỷ, pháp tự Chân Huyền Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Táo. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2000. Thọ giới lớn ngày 09 tháng 12 năm 2000 trong đại giới đàn Năm 2000. Nhận truyền đăng năm 2004 trong đại giới đàn Đoàn Tụ với bài kệ truyền đăng: Pháp hoa trình Huyền chỉ. Đại địa hiện trang Nghiêm. Bồ tát tùng địa xuất. Giáo diễn đắc chân truyền. Là đệ tử thứ 60 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Huyền Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hưng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1985, tập sự xuất gia năm 2005 (20 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 3 tháng 3 năm 2007 (22 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Huệ, pháp tự Chân Hưng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Trầm Hương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2009 tại chùa Từ Hiếu trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 425 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hưng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hương Châu (tên gọi) Một vị xuất gia nữ tu học theo pháp môn Làng Mai. Người Việt Nam, năm 1994 tại Việt Nam. Đến Làng Mai từ năm 2005.

Hương Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người gốc Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1965, tập sự xuất gia năm 1992 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 31 tháng 12 năm 1992 (27 tuổi) tại chùa Pháp Vân – Làng Mai, pháp danh Tâm Diệu Hương, pháp tự Chân Hương Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Con Khỉ. Thọ giới lớn ngày 5 tháng 8 năm 1994 trong đại giới đàn Hương Tích. Nhận truyền đăng năm 1999 với bài kệ truyền đăng: Hương sắc vườn xưa nguyên vẹn mãi. Nghiêm uy non cũ vẫn anh linh. Xuân sang mở sáng chân trời rộng. Tay nắm tay ca giữa thái bình. Là đệ tử thứ 14 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hương Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hương Tích (lễ lược) Tên một đại giới đàn diễn ra từ ngày 3 đến ngày 12 tháng 8 năm 1994 tại Làng Mai trong khóa An Cư Kiết Đông 1993-1994.

Hương vị của Đất (sách) Một cuốn sách của Thầy Làng Mai kể lại 15 truyền thuyết của đất nước Việt Nam thuở sơ khai. Nhà xuất bản Lá Bối ấn hành. Nhà xuất bản Tôn Giáo ấn hành lần đầu năm 2005.

Hướng Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2005 (17 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 7 tháng 8 năm 2005 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Thường Mỹ, pháp tự Chân Hướng Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hướng Dương. Thọ giới Thức xoa ma na năm 2008 tại Làng Mai trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Thọ giới lớn ngày 12 tháng 01 năm 2009 tại Làng Mai trong đại giới đàn Mùa Sen Mới. Là đệ tử thứ 301 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hướng Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hướng Thiện (sách) Một văn tập do Thầy Làng Mai làm chủ bút, nhóm Phật Giáo Thiện Hữu, Đà Lạt chủ trương xuất bản năm 1951, in tại nhà in Nguyễn Văn Huấn, Sài Gòn.

Hướng Về Kính Lạy (bài tụng) Một bài tụng được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện, có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn.

Hướng về Tam Bảo (bài tụng) Một bài tụng được sử dụng trong các công phu sáng hoặc chiều tại các thiền viện, có thể dùng cho cả hai phái Thiền tông và Tịnh Độ tông. Đây là một trong những bài tụng mới nên chưa có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn năm 2000 và Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn nhưng đã có trong sách Nhật Tụng Thiền Môn 2010.

Hữu Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988, tập sự xuất gia năm 2007 (19 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 17 tháng 2 năm 2008 (20 tuổi) tại tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Quang Tuệ, pháp tự Chân Hữu Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Lê. Là đệ tử thứ 501 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hữu Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hữu Nghị (cơ sở) Một cư xá thuộc Xóm Thượng.
Hy Nghiêm (tên gọi) Một vị xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1989, tập sự xuất gia năm 2005 (16 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 8 tháng 1 năm 2006 (17 tuổi) tại Tu viện Bát Nhã, pháp danh Tâm Bối Hoa, pháp tự Chân Hy Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Hồng Giòn. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 2008 tại tu viện Bát Nhã trong đại giới đàn Thanh Lương Địa. Là đệ tử thứ 350 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hy Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Hỷ Nghiêm (tên gọi) Một vị giáo thọ xuất gia nữ của Làng Mai. Người Việt Nam, quốc tịch Mỹ, sinh năm 1969, tập sự xuất gia năm 1996 (27 tuổi), thọ giới Sa Di Ni ngày 30 tháng 06 năm 1996 (27 tuổi) tại chùa Cam Lộ – Làng Mai, pháp danh Tâm Chúc Kiên, pháp tự Chân Hỷ Nghiêm. Sư cô thuộc gia đình xuất gia Cây Dừa. Thọ giới Thức Xoa Ma Na năm 1998. Thọ giới lớn ngày 3 tháng 12 năm 1998 trong đại giới đàn Tăng Hội. Nhận truyền đăng năm 2001 trong đại giới đàn Kỷ Nguyên Mới với bài kệ truyền đăng: Ngàn tay công đức nâng tùy Hỷ. Giọt nước cành dương cõi tịnh Nghiêm. Liễu lục hoa hồng lên tiếng gọi. Tan sương đầu ngõ bước chân thiền. Là đệ tử thứ 42 của Sư Ông Làng Mai. Sư cô Hỷ Nghiêm thuộc thế hệ thứ 43 của tông Lâm Tế và thế hệ thứ 9 của phái Liễu Quán.

Không có nhận xét nào: